Phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng mới nhất

Bệnh viêm đại tràng gắn liền với các cơn đau khủng khiếp đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người bệnh. Căn bệnh này khi phát triển thành mãn tính sẽ rất khó chữa trị và tái phát nhiều lần trong năm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách người bệnh có thể phải sống chung với căn bệnh này suốt đời. Để không rơi vào tình cảnh này thì tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng  phác đồ điều trị viêm đại tràng bác sĩ đã vạch ra ngay từ lần đi khám bệnh đầu tiên để sớm thoát khỏi căn bệnh này.

phac-do-dieu-tri-benh-viem-dai-trang

Phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng mới nhất

I. Thăm khám và chuẩn đoán bệnh

– Trước tiên người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám qua nhằm xác định được nguyên nhân gây viêm đại tràng. Bệnh nhân có thể mắc bệnh viêm đại tràng vì những lý do như:

  • Do nhiễm khuẩn : Các loại vi khuẩn lao, Salmonella,  là những loại vi khuẩn gây viêm đại tràng khá phổ biến.
  • Do nhiễm lị amid, nhiễm vi nấm…
  • Do ăn uống, stress…
  • Một số bệnh nhân không xác định được nguyên nhân gây bệnh

– Người bệnh cần được chuẩn đoán để loại trừ trường hợp mắc ung thư đại tràng

– Các kỹ thuật chuẩn đoán xác định bệnh viêm đại tràng:

  • Chuẩn đoán thông qua triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng điển hình của bệnh là đau bụng âm ỉ dọc theo khung của đại tràng và đau ở 2 bên hố chậu hoặc 2 bên hông, đau ngang rốn; Người bệnh bị rối loạn đại tiện và thường gặp trường hợp đi ngoài táo lỏng xen kẽ.
  • Chuẩn đoán cận lâm sàng: Thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm khảo sát phân, nội soi đại tràng, sinh thiết.

Tìm hiểu thêm:

phac-do-dieu-tri-benh-viem-dai-trang1

Nội soi đại tràng

II. Phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng

1. Dinh dưỡng trị liệu

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị của bệnh viêm đại tràng, do vậy để việc chữa trị bệnh bằng thuốc nhanh đạt hiệu quả thì trước tiên người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho phù hợp. Cụ thể người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống như sau:

  • Tuyệt đối kiêng ăn các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, rau sống, các thức ăn chứa nhiều gia vị cay nóng, đồ chua, sữa tươi, đồ hộp nhiều chất bảo quản độc hại.
  • Trường hợp bị tiêu chảy nên ăn các thức ăn dạng lỏng như súp, cháo
  • Trường hợp bị táo bón người bệnh được khuyên ăn đặc hơn để kích thích nhu động ruột.

2. Điều trị nguyên nhân gây bệnh

a. Viêm đại tràng do nhiễm amip đường ruột:
  • Triệu chứng lâm sàng giúp nhận diện bệnh: Người bệnh bị đau âm ỉ vùng bụng, cơn đau giảm sau khi đi cầu được, phân lẫn chất nhày hoặc máu.
  • Tìm thấy trong phân có kyste khi xét nghiệm mẫu phân của người bệnh
  • Nội soi trực tràng thấy niêm mạc trong lòng đại tràng có màu đỏ, lỗ chỗ các vết loét nhỏ.
  • Thuốc chỉ định điều trị: Thường là Metronidazol ( liều lượng 20-30 mg/kg/ngày ), hoặc Tinidazol 0,5 g ( liều lượng 2g/ ngày – dùng trong 3-5 ngày), Secnidazol 0,5g ( uống 1 liều duy nhất 2g ).
b. Viêm đại tràng do nhiễm giun đường ruột

Người bệnh có thể nhiễm nhiều loại giun khác nhau, các loại thuốc và liều lượng sử dụng cũng căn cứ vào loại giun bị nhiễm. Các thuốc thường được chỉ định là:

  •  Mebendazol 0,1g: liều lượng 1 viên x 2 lần/ngày x 3ngày, lặp lại theo chỉ định của bác sĩ.
  • Albendazol : liều lượng sử dụng là 0,4g/ ngày, lặp lai theo chỉ định của bác sĩ

3. Điều trị triệu chứng viêm đại tràng ở bệnh nhân

a. Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy:

– Có thể được chỉ định các loại thuốc:

  • Diosmectite : Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói
  • Actapulgite : Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 gói
  • Loperamid 2 mg, mỗi lần uống 1 viên, sau 4-6 giờ có thể uống 1 lần nếu còn bị tiêu chảy.

– Bổ sung lợi khuẩn có lợi cho đường ruột , các loại men vi sinh thường được chỉ định là:

  • Lactulose 10 g/15ml: liều lượng 1 – 3 gói/ ngày
  • Bacillus clausii dạng viên hoặc ống : liều lượng 1 viên(ống) ngày 2 lần
b. Trường hợp bệnh nhân bị táo bón

Có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau:

  • Lactulose 10 g/15ml: liều lượng 1 – 3 gói/ ngày tùy tình trạng bệnh
  • Bisacodyl 5 mg, liều lượng 1-2 viên uống vào buổi tối
  • Macrogol 10g, liều lượng 1- 2 gói/ ngày nên uống vào các buổi sáng
c. Nhu động ruột hoạt động không ổn định

Bệnh nhân được chỉ định thuốc Trimebutin 100 – 200 mg giúp điều hòa nhu động ruột , mỗi ngày dùng thuốc 3 lần uống trước các bữa ăn 30 phút.

d. Viêm đại tràng kèm co thắt

Sử dụng các thuốc chống co thắt đại tràng như :

  • Alvérine citrate 40 mg : liều dùng 1- 3 viên / lần, ngày uống 3 lần.
  • Alvérine citrate 60 mg : Liều dùng  1viên, ngày uống 2-3 lần
  • Hyoscine-N-butylbromide 10 mg: Liều dùng  1-2 viên , ngày uống 3-5 lần.
e. Viêm đại tràng kèm đầy hơi

Sử dụng thuốc Simethicone 40 mg để chống đầy hơi với liều lượng 1-2 viên/ lần, ngày uống 3-6 lần sau khi ăn no

f. Viêm đại tràng kèm khó tiêu

Sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa Pancrelase 100 mg: Liều lượng 1 viên / lần, ngày uống 2 lần trước các bữa ăn.

Bình luận

Phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng mới nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn