Bệnh viêm loét đại tràng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Tổng quan về bệnh viêm loét đại tràng: Bệnh viêm loét đại tràng là gì? Các nguyên nhân viêm loét đại tràng? Triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm loét đại tràng.
Viêm loét đại tràng là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm mãn tính của đại tràng. Bệnh có liên quan trực tiếp đến yếu tố di truyền và sự rối loạn trong hoạt động của hệ thống miễn dịch gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, đi ngoài ra máu… Dùng thuốc điều trị viêm loét đại tràng hay phẫu thuật là những cách chữa viêm loét đại tràng phổ biến thường được bác sĩ chỉ định.
Bệnh viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét đại tràng được xem là dạng nặng của bệnh viêm đại tràng. Bệnh xảy ra khi lớp niêm mạc đại tràng bị viêm nhiễm kéo dài và chuyển nặng khiến cho tổn thương ăn sâu và lan rộng gây hình thành lên các vết loét. Đây là căn bệnh mãn tính dễ tái phát và rất khó điều trị triệt để nếu chỉ dùng thuốc.
Bạn biết chưa: Viêm đại tràng là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét đại tràng
Hiện nay nguyên nhân gây viêm loét đại tràng vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng sự khởi phát của căn bệnh này có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền và các vấn đề về hệ thống miễn dịch.
- Di truyền:
Thống kê cho thấy con số bệnh nhân mắc viêm loét đại tràng có chị em ruột hoặc cha mẹ từng mắc căn bệnh này chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây chính là lý do tại sao các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân viêm loét đại tràng có sự góp mặt của yếu tố di truyền.
- Hệ thống miễn dịch
Bình thường, hệ thống miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh ( vi khuẩn, vi rút ). Khi đường tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch khi nhận thấy sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Tuy nhiên đôi khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mạnh, nó tấn công ngay cả những tế bào khỏe mạnh dẫn đến viêm loét đại tràng. Đây gọi là hiện tượng rối loạn chức năng của hệ miễn dịch.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm loét đại tràng:
- Hút thuốc lá: Không chỉ là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh Crohn, hút thuốc lá còn làm nặng thêm các cơn đau cũng như những triệu chứng khác của bệnh. Ngoài ra hành động này còn khiến bệnh nhân dễ gặp phải biến chứng hơn.
- Chủng tộc: Viêm loét đại tràng có thể xảy ra với người dân ở bất cứ khu vực nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy bệnh xảy ra nhiều hơn cả ở những người Caucasians và người dân Do Thái.
- Tuổi tác: Bệnh viêm loét đại tràng chủ yếu xảy ra ở lứa tuổi từ 35 trở nên
- Khu vực địa lý: Những người sống ở khu đô thị hay những nước công nghiệp đang phát triển bị bệnh nhiều hơn do ảnh hưởng bởi thực phẩm và chế độ ăn uống.
- Giới tính: Bệnh viêm loét đại tràng gặp nhiều hơn ở nữ giới
- Thuốc men: Những bệnh nhân phải sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm hay kháng sinh kéo dài có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
- Bệnh tật: Nếu bệnh nhân từng mắc bệnh Crohn, thiếu máu cục bộ đại tràng cũng dễ mắc căn bệnh này.
Các triệu chứng viêm loét đại tràng
Các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng thay đổi tùy thuộc vào vị trí cũng như mức độ tổn thương của niêm mạc đại tràng. Chúng có thể là:
Hình ảnh bệnh viêm loét đại tràng qua nội soi
- Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là khu vực dưới rốn
- Tiêu chảy kéo dài , tức đi ngoài phân lỏng, phân sống nhiều hơn 3 lần/ ngày xảy ra trong nhiều ngày liền. Đôi khi có các đợt táo bón xen kẽ boặc vừa đi lỏng vừa táo bón trong 1 lần đi ngoài
- Chảy máu ở vết loét, máu sẽ được đào thải ra ngoài chung với phân nên có hiện tượng đi ngoài ra máu
- Bị chuột rút cơ bụng
- Bụng chướng căng, thức ăn lâu được tiêu hóa
- Buồn nôn và nôn ói
- Sụt giảm cân nặng và thiếu máu. Trẻ bị bệnh có thể chậm tăng trưởng và phát triển.
Lưu ý: Tiêu chảy kéo dài không chỉ là triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng mà còn do rất nhiều căn bệnh khác gây ra. Chính vì vậy hãy tìm hiểu ngay: Nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài và cách khắc phục
Cách điều trị viêm loét đại tràng
Các phương pháp điều trị viêm loét đại tràng hiện nay gồm có:
1. Cách chữa viêm loét đại tràng bằng thuốc
Sử dụng thuốc điều trị viêm loét đại tràng là bước đầu tiên được thử nghiệm trong điều trị căn bệnh này. Bệnh nhân cần dùng đến thuốc kháng viêm corticosteroid hay Sulfasalazine để làm giảm tình trạng viêm ở niêm mạc đại tràng. Tuy nhiên thuốc kháng viêm thường có nhiều tác dụng phụ nên cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc ức chế miễn dịch hay còn gọi là thuốc điều hòa miễn dịch cũng được chỉ định. Loại thuốc này có tác dụng ngăn không cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào lành của đại tràng và gây viêm. Trong đó các thuốc chặn TNF ( như Humia, Remicade, Enbrel, Rutixan…) là được sử dụng phổ biến nhất. Bệnh nhân cần thận trọng với các tác dụng phụ như dị ứng, phát ban, nhiễm trùng khi sử dụng loại thuốc này.
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi phát hiện có nhiễm vi khuẩn thông quan xét nghiệm cấy mẫu phân. Cần dùng thuốc đúng liều lượng và đủ thởi gian để không gây ra hiện tượng lờn thuốc, kháng thuốc.
Các thuốc chống buồn nôn và thuốc nhuận tràng cũng có thể được sử dụng khi bệnh nhân gặp phải triệu chứng buồn nôn hay táo bón.
Uống bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là sắt – loại thuốc giúp tái tạo hồng cầu khi bị thiếu máu.
2. Phẫu thuật điều trị viêm loét đại tràng
Đôi khi phẫu thuật là cách chữa viêm loét đại tràng tối ưu nhất dành cho những bệnh nhân sử dụng thuốc không còn hiệu quả hoặc bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Con số bệnh nhân được phẫu thuật chiếm khoảng 25%.
Mục đích của phẫu thuật có thể là cắt bỏ một phần đại tràng bị tổn thương hoặc cắt bỏ toàn bộ ruột kết và trực tràng cho những trường hợp bị viêm loét đại tràng quá nặng.
Ngoài ra, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm loét đại tràng thì việc điều chỉnh lối sống là rất quan trọng. Người bệnh nên uống nhiều nước giúp bù đắp lượng chất lỏng bị mất khi tiêu chảy. Tránh các sản phẩm từ sữa ( trừ sữa chua), các chất kích thích , đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cũng nên siêng năng luyện tập thể thao, tránh stress và bỏ hút thuốc lá để cải thiện sức khỏe.
Bạn có biết: Viêm loét đại tràng kéo dài chuyển biến thành ung thư
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!