Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài nhưng không đi được
Đi tìm nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài nhưng không đi được và cách khắc phục hiệu quả
Đi ngoài hay còn gọi là đi vệ sinh, đi đại tiện là cách tốt nhất giúp cơ thể loại bỏ sạch độc tố và các chất cặn bã ra khỏi cơ thể , làm sạch đại tràng. Thông thường nếu sức khỏe của hệ tiêu hóa ổn định một người có thể đi cầu mỗi ngày hoặc có khi là 2 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị đau bụng đi ngoài nhưng không đi được mặc dù các cơn đau thúc đẩy bệnh nhân ra vào nhà vệ sinh liên tục. Hiện tượng này cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề và nó là dấu hiệu tiềm ẩn cảnh báo bệnh lý trong cơ thể.
2 nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài nhưng không đi được
Các bác sĩ chuyên khoa đã lên tiếng cảnh báo khi bị đau bụng đi ngoài nhưng không đi được bạn nên kiểm tra lại sức khỏe của mình. Rất có thể bạn đang mắc phải một trong 2 căn bệnh sau:
1. Táo bón
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng mót đi cầu nhưng ngồi mãi vẫn không đi được. Táo bón có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em là hay bị nhất do thói quen không chịu ăn rau, uống ít nước và lười vận động.
Vậy như thế nào là bị táo bón?
Bạn sẽ bị táo bón khi có các biểu hiện sau:
- Mắc đau bụng đi ngoài nhưng có thể ngồi hàng giờ cũng chưa đi được
- Số lần đại tiện ít hơn 3 lần/ tuần
- Mỗi lần đi cầu phải rặn mạnh tới nỗi vãi cả mồ hôi và chảy cả máu tươi ở hậu môn
- Phân cứng, đóng thành cục to hoặc vón thành nhiều cục nhỏ như phân dê, màu đen và rất hôi thối. Có khi phân dính cả chất nhày của đại tràng.
- Khi đi ngoài xong vẫn còn cảm giác phân còn sót chưa đi hết.
2. Hội chứng ruột kích thích
Trong y học căn bệnh này còn có nhiều tên gọi khác nhau như viêm đại tràng co thắt, rối loạn chức năng đại tràng hay bệnh đại tràng chức năng…Bệnh chủ yếu xảy ra ở ruột già , do ăn uống kém vệ sinh hoặc do đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Mặc dù không gây tổn thương cho các mô ruột hay tiến triển thành ung thư đại tràng song hội chứng ruột kích thích lại mang đến rất nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Bạn sẽ thường xuyên bị đau bụng đi ngoài nhưng không đi được, đi xong vẫn còn cảm giác mót rặn và muốn đi ngoài tiếp. Ngoài ra còn có thể bắt gặp một số triệu chứng khác như:
Đau bụng đi ngoài nhưng không đi được là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích
- Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới, bụng sình hơi, chướng căng
- Số lần đi cầu thay đổi, có thể là trên 3 ngày mới đi 1 lần ( nếu bị táo bón). Hoặc đi ngoài hơn 3 lần chỉ trong 1 ngày ( nếu bị tiêu chảy).
- Tính chất phân thay đổi. Có khi là phân táo hoặc phân lỏng, nát không thành khuôn
- Có cảm giác buồn nôn, ăn uống lâu tiêu
- Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng lo lắng bồn chồn khó ngủ vì bị bệnh tật thường xuyên tái phát hành hạ.
Xem chi tiết: Hội chứng ruột kích thích (IBS) là gì?
Cách khắc phục chứng đau bụng đi ngoài nhưng không đi được
Như bạn đã thấy chứng đau bụng đi ngoài đều bắt nguồn từ chứng táo bón mà ra. Đó có thể là do chứng táo bón thông thường hoặc táo bón do ảnh hưởng của hội chứng ruột kích thích. Chính vì vậy để có cách khắc phục hiện tượng này hiệu quả thì việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là việc nên làm trước tiên. Nếu thật sự bị hội chứng ruột kích thích bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Kèm theo đó có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà để chống táo bón, làm giảm chứng đi ngoài nhưng không đi được:
- Không uống rượu và cà phê. Đây là những chất kích thích tác động đến thần kinh ruột gây nên hội chứng ruột kích thích.
- Duy trì thực đơn ăn uống cân bằng, khoa học: Cần đảm bảo chế độ ăn cân bằng giữa các chất đạm, bột và rau xanh. Đặc biệt nên ăn các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay… khi bạn đang bị táo bón. Đồng thời hạn chế ăn quá nhiều tinh bột hay chất béo, các món ăn nhanh nhiều dầu mỡ
- Uống nhiều nước: Với 6-8 ly nước mỗi ngày ( tương đương khoảng 2 lít nước) sẽ giúp phân mềm hơn, dễ đi ngoài hơn. Ngoài ra động thái này còn giúp bổ sung nước cho cơ thể khi hội chứng ruột kích thích gây tiêu chảy.
- Có thể ăn nhiều bữa trong ngày nhưng nên ăn ở mức độ vừa phải để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng
- Không nên bỏ bữa vì khi bụng đói không khí có thể thay thế cho thức ăn lấp đầy ống tiêu hóa gây nên hiện tượng chướng hơi đầy bụng.
- Tạo thói quen đi đại tiện đúng giờ và không nên nhịn khi có nhu cầu
- Bỏ ra 15 phút mỗi ngày để massage bụng trước khi ăn sáng là một phương pháp đơn giản nhưng có tác dụng kích thích co bóp nhu động ruột, chống táo bón cực kì hiệu quả.
- Tập luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe và tăng cường khả năng trao đổi chất.
Bạn có thể tham khảo thêm: Điều trị hội chứng ruột kích thích thể táo bón – tiêu chảy
Việc duy trì những thói quen trên không chỉ giúp khắc phục chứng đau bụng đi ngoài nhưng không đi được mà còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh hơn.
Cháu năm nay 17 tuổi , cháu bị căng bụng phồng ra và ko đi ngoài đc trong 2 ngày bụng đau trên rốn, bác sĩ giúp cháu voi