Bị đau bụng đi ngoài ra nước (tiêu chảy): Nguyên nhân và cách điều trị
Đau bụng đi ngoài ra nước hay còn gọi là tiêu chảy là chứng bệnh bất cứ ai cũng có thể gặp một vài lần trong đời, phổ biến nhất là ở trẻ em. Một số trường hợp bệnh có thể tự hết sau vài ngày nhưng cũng có những người tình trạng đau bụng đi ngoài phân lỏng kéo dài gây mất nước và chất điện giải trầm trọng khiến bệnh nhân bị đe dọa đến tính mạng. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà áp dụng cách chữa đau bụng đi ngoài thích hợp.
Hiện tượng đau bụng đi ngoài ra nước được xác định là tiêu chảy khi bệnh nhân bệnh nhân đi đại tiện trên 3 lần một ngày, phân lỏng hoặc hoàn toàn là nước hay đôi khi có lẫn dịch nhờn và các mẩu thức ăn còn sót lại do chưa được tiêu hóa hết. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các cơn đau bụng, đầy hơi, chướng bụng , sốt, buồn nôn, miệng khô và khát nước do cơ thể bị thất thoát nhiều nước sau mỗi lần đi ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng đi ngoài ra nước
Việc tìm hiểu các nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài cũng chính là một trong những bước quan trọng để bệnh nhân có cách trị đau bụng đi ngoài phù hợp và hiệu quả. Theo các bác sĩ chuyên khoa phần lớn bệnh nhân có biểu hiện này là do bị nhiễm khuẩn (shigella, samonella,…), nhiễm nguyên sinh động vật ( amip, lamblia…) hay nhiễm kí sinh trùng do ăn các thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh hoặc các thức ăn chưa được nấu chín kỹ.
Ngoài ra, hiện tượng đau bụng đi ngoài ra nước còn được xem là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Vậy bị đau bụng đi ngoài ra nước là bệnh gì?
Khi biểu hiện đi ngoài đau bụng kéo dài người bệnh cần đặc biệt thận trọng với các căn bệnh sau:
- Bệnh viêm đại tràng mãn tính hay cấp tính: Bệnh nhân bị đau bụng đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày tùy theo mức độ bệnh. Thường gặp nhất là vào lúc sáng sớm, sau khi ăn no hoặc sau khi ăn thức ăn lạ hay uống bia rượu. Tính chất phân có thể thay đổi như phân lỏng nhiều nước, phân nát không thành khuôn, phân sống hoặc đôi khi có cả phân táo kèm theo. Bên cạnh đó bệnh còn gây đau bụng dưới, nhất là ở khu vực dọc theo khung đại tràng, bệnh nhân bị chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu và bị sút cân.
- Viêm đại tràng co thắt : Bệnh còn có các tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng chức năng. Bệnh không gây tổn thương tại đường ruột và thường xảy ra sau khi bệnh nhân sử dụng các chất kích thích, ăn đồ ăn lạ hoặc bị stress. Bệnh nhân mắc bệnh thường bị đau bụng đi ngoài ra nước, phân nát không thành khuôn hoặc sền sệt. Đôi khi có thể bị táo bón xem kẽ với các đợt tiêu chảy.
Xem chi tiết: Triệu chứng viêm đại tràng co thắt
Cách khắc phục và chữa trị đau bụng đi ngoài ra nước
Khi mắc phải chứng bệnh này trước tiên người bệnh cần phải xác định được thủ phạm gây bệnh. Để không bỏ sót bất kì bệnh lý nào thì việc tới bệnh viện khám là điều cần thiết. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm bệnh nhân sẽ có kết luận chính xác về tình trạng mình đang gặp phải. Từ đó mới xem xét đến việc có cần thiết phải sử dụng thuốc chữa đau bụng đi ngoài không hay chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục bệnh.
1. Dùng thuốc chữa đau bụng đi ngoài
– Thuốc làm giảm nhu động ruột: Loại thuốc thường được sử dụng là Loperamid. Thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột. Từ đó giữ lại thức ăn trong đường ruột lâu hơn sẽ tránh được hiện tượng đau bụng đi ngoài.
– Thuốc kháng sinh: Chỉ được sử dụng khi tìm thấy sự hiện diện của vi khuẩn trong phân
– Men vi sinh: Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng
– Dùng thuốc dân gian: Khi bị đau bụng đi ngoài bệnh nhân có thể uống 1 tách trà gừng, ăn cà rốt ninh nhừ hay nhai sống búp ổi với một chút muối cũng có tác dụng khống chế bệnh.
*** Lưu ý: Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ để đảm bảo dùng thuốc đúng bệnh và an toàn cho sức khỏe
2. Bù nước và chất điện giải
Việc uống nhiều nước hoặc uống dung dịch Oresol để bù nước là điều cần thiết khi bị đau bụng đi ngoài ra nước. Trường hợp bệnh nhân không thể bù nước bằng đường uống thì cần phải truyền nước thông qua đường truyền tĩnh mạch.
3. Khắc phục chứng đi ngoài ra nước bằng chế độ ăn uống
Để giảm tình trạng đau bụng đi ngoài bệnh nhân nên ăn các thức ăn giàu tinh bột và chất đạm. Chúng sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể và khiến cho phân trở nên đặc hơn. Các thực phẩm này có thể là cơm, cháo, bánh mì, thịt nạc, đậu phụ, khoai tây, thịt gà…
Bị đau bụng đi ngoài nên ăn các thức ăn giàu tinh bột
Song song đó cần tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất, chất điện giải cho cơ thể bằng các loại trái cây và rau củ như chuối, táo, cam, quýt, rau sam, cà rốt….
Tránh ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ; Các thức ăn chế biến sẵn; Rau sống; Hành, tỏi sống. Bệnh nhân cũng tuyệt đối không nên uống sữa hoặc sử dụng các chất kích thích cho đến khi chưa hết bệnh.
Ngoài ra trong ăn uống cần chú ý ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn các thức ăn mền dể tiêu hóa để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thực hiện chế độ ăn chín uống sôi để ngăn ngừa chứng đau bụng đi ngoài ra nước tái phát trở lại.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì tốt?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!