Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? làm sao chữa trị?
Thưa bác sĩ, suốt 2 ngày nay em bị tiêu chảy khá nghiêm trọng, mỗi ngày đi tới 4-5 lần, lại còn buồn nôn nữa. Em rất lo lắng vì hiện giờ em đang mang thai được 6 tháng. Xin bác sĩ cho em hỏi bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Em có rang gạo lấy nước uống nhưng không thấy bớt. Như vậy em có nên dùng thuốc không. Xin bác sĩ tư vấn giúp em biết cách trị tiêu chảy cho bà bầu an toàn mà nhanh khỏi bệnh được không ạ.
Ánh Linh – Đồng Tháp
TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA:
Bạn thân mến! Khi mang thai, bên cạnh chứng táo bón thì rất nhiều chị em thường xuyên bị tiêu chảy trong thai kì. Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai phần lớn là do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone, chế độ ăn uống hay do tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức của một số chị em. Thực tế có khá nhiều cách giúp bà bầu đối phó với chứng tiêu chảy song nếu không thận trọng thì sẽ phát sinh vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Vậy mẹ bầu bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu? Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không? Làm sao để trị tiêu chảy cho bà bầu một cách an toàn, hiệu quả? Chuabenhdaitrang.com sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những khúc mắc trên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy
Hiện tượng bị tiêu chảy khi mang thai là khá phổ biến do sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì. Tuy nhiên không phải lúc nào mẹ bầu bị tiêu chảy cũng bắt nguồn từ yếu tố này mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác như:
- Nhiễm vi rut ( Rota, Cyptomegalo …), hay nhiễm vi khuẩn có trong thức ăn kém vệ sinh
- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột ( giun sán, giun kim…)
- Bà bầu bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn có thuốc trừ sâu hay chất bảo quản, hóa chất độc hại
- Tác dụng phụ của loại thuốc mẹ sử dụng trong thai kì. Điển hình nhất là thuốc kháng sinh, thuốc trị cao huyết áp, thuốc giảm axit dạ dày…
- Chế độ ăn đột ngột thay đổi khi mang thai. Ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng chứa nhiều chất đạm, uống nhiều nước.
- Do đường ruột nhạy cảm với các thực phẩm lạ hoặc một món ăn mới
- Bệnh lý: Crohn, viêm đại tràng, viêm trực tràng, viêm đại tràng co thắt…
- Một số loại thuốc bổ, vitamin được uống bổ sung trước khi sinh cũng dẫn đến hiện tượng bị tiêu chảy khi mang thai.
Có thể bạn chưa biết: Các triệu chứng của viêm đại tràng thường gặp
Bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra bởi họ lo sợ chứng tiêu chảy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và sự an toàn của thai nhi. Một điều khá rõ ràng bạn có thể nhận thấy được là dù ít hay nhiều thì bà bầu bị tiêu chảy cũng sẽ rất mệt mỏi và khó chịu với những biểu hiện của chứng bệnh này gây ra như:
- Đi ngoài phân lỏng liên tục, trên 3 lần/ ngày
- Sốt, buồn nôn và nôn ói
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, mất cảm giác ngon miệng
- Môi khô, miệng đắng, khát nước
- Chướng hơi, bụng có cảm giác ì ạch ăn không tiêu.
- Một số ít trường hợp còn đi ngoài ra máu
Nguy hiểm nhất phải kể đến những trường hợp bà bầu bị tiêu chảy, có những người bị ” tào tháo rượt” cả chục lần một ngày dẫn đến tính trạng mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh. Các cơn đau bụng cũng kích thích các cơ ở tử cung co bóp gây dọa sảy thai, sinh non. Tình trạng tiêu chảy kéo dài cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng.
Chính vì vậy ngay khi có biểu hiện bị tiêu chảy khi mang thai mẹ bầu nên tới bệnh viện thăm khám, theo dõi sức khỏe của thai nhi. Đồng thời nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ tìm ra giải pháp chữa tiêu chảy cho bà bầu an toàn, hiệu quả.
Bạn cần biết: Đi tiêu chảy ra máu tươi nguy hiểm cỡ nào?
Bị tiêu chảy khi mang thai làm sao chữa trị?
Để nhanh chóng dập tắt chứng tiêu chảy khi mang thai bạn nên thực hiện một số việc sau:
- Dành một ít thời gian để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó lựa chọn cách chữa tiêu chảy cho bà bầu thích hợp . Nếu bị tiêu chảy do ảnh hưởng của thai kì thì chứng tiêu chảy thường không xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài quá lâu. Ngược lại những trường hợp có bệnh lý trong người hoặc bị ngộ độc, nhiễm virut thì cần phải can thiệp bằng y tế.
- Xem xét lại các thuốc đang dùng: Chứng tiêu chảy có thể chấm dứt khi cơ thể bạn đã thích ứng được với loại thuốc đang dùng sau 1 thời gian sử dụng. Nếu không hãy đề nghị với bác sĩ thay đổi cho bạn một loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Bù nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước và dung dịch Oresol.
- Tránh ăn các thức ăn có thể khiến tiêu chảy nặng hơn như đồ chiên, xào , thịt mỡ, sữa, đồ ăn cay.Thay vào đó hãy ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, sữa chua và các loại rau chứa nhiều chất xơ hòa tan như cà rốt, chuối, bơ, lê…
- Gặp bác sĩ: Nếu chứng tiêu chảy không kết thúc sau hai đến 3 ngày bạn nên đi gặp bác sĩ. Bạn có thể phải lấy máu hoặc mẫu phân xét nghiệm để truy tìm ra thủ phạm khiến bạn bị tiêu chảy khi mang thai để có cách chữa trị phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa cung cấp hữu ích với bạn. Chúc bạn mau bình phục sức khỏe!
Ths. Bs Lưu Hữu Phước
Bạn nên tìm hiểu thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì tốt?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!