Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em ba mẹ cần nắm rõ
Trẻ nhỏ khi được sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc khi ăn phải các thức ăn bị nhiễm khuẩn thường dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, biếng ăn… Đây là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở con trẻ không còn quá xa lạ với các mẹ. Mặc dù chứng bệnh này diễn ra khá phổ biến song không mấy mẹ biết được các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em để phòng ngừa bệnh cho con mình.
Vậy nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do đâu?
– Bé ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn
Ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Các loại vi khuẩn như salmonella, E.coli và Norovirus như có xâm nhập vào đường ruột thông qua thức ăn và dẫn đến các triệu chứng như tiêu chảy, biếng ăn, sút cân, đi tiêu phân nhầy.
Thức ăn cho bé có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, chế biến hay bảo quản vì những lý do như:
- Thực phẩm chưa được nấu chín trước khi cho bé dùng
- Thức ăn để trong tủ lạnh lâu ngày
- Bé được sử dụng các loại thực phẩm đã quá hạn
- Mẹ không rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn
- Các dụng cụ như bình pha sữa, thìa, ly… không được tiệt trùng sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé uống.
– Uống sữa công thức có thể gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Ở trẻ nhỏ, do sức khỏe đường tiêu hóa còn non yếu nên khi được chuyển từ sữa mẹ sang bú sữa bình rất dễ bị rối loạn tiêu hóa do đường ruột không thích ứng kịp. Thêm vào đó, một số loại sữa chứa hàm lượng chất đạm cao gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của bé. Hậu quả là bé dễ gặp các rối loạn ờ đường ruột như đau thắt bụng, đầy bụng, khó tiêu, táo bón, biếng ăn.
– Trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hay các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn khác thì thuốc kháng sinh luôn có mặt trong đơn thuốc điều trị cho bé. Đây được xem là con dao hai lưỡi bởi mặc dù có thể giúp ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Do vậy đa phần các bé khi được sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài đều mắc kèm theo chứng rối loạn tiêu hóa.
– Ngộ độc thực phẩm
Trẻ nhỏ được cho ăn các thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều hóa chất bảo quản hoặc ăn các thức ăn không hợp vệ sinh rất dễ bị ngộ độc thực phẩm và gây rối loạn tiêu hóa. Trường hợp này triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng, có thể bao gồm nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra chứng ngộ độc thực phẩm còn kèm theo tình trạng sốt, đau bụng dữ dội nếu bị nặng và có thể khiến trẻ tử vong nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời.
– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
Bên cạnh các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nói trên thì đây còn được xem là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý tại đường ruột. Trong đó phổ biến nhất phải kể đến các căn bệnh như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac … Hãy cảnh giác với những căn bệnh trên nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.
>>Mẹ có thể tham khảo thêm: Viêm đại tràng là gì?
Khi nào cần cho trẻ đi khám bác sĩ?
Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường tự biến mất trong một vài ngày hoặc các triệu chứng của bệnh cũng có thể kéo dài, đặc biệt là khi bé nhà bạn mắc các bệnh lý khác kèm theo. Nếu con bạn đang có bất kì biểu hiện nào dưới đây hãy đưa con đi khám bác sĩ ngay để tránh những tác dụng xấu về mặt sức khỏe:
- Bé mệt mỏi, kiệt sức không thể đứng lên đi lại
- Rối loạn tiêu hóa khiến bé bị tiêu chảy trên 3 ngày
- Bé dưới 6 tháng tuổi
- Có ói mửa kèm theo dịch màu xanh, màu vàng và có thể lẫn máu
- Sốt cao ( trên 39 độ)
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện mất nước: ngủ li bì, môi khô, mắt trũng, háo nước, quấy khóc, quá 6 giờ không thấy đi tiểu.
- Phân có lẫn máu
- Đau bụng dữ dội
- Đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày
CÓ THỂ MẸ CHƯA BIẾT
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!