Những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích mới nhất

Hội chứng ruột kích thích hiện nay là một căn bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến. Các nhà nghiên cứu hiện đại cho biết, ngày càng có nhiều nguyên nhân gây ra nên các nhà khoa học liên tục phải cập nhật tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích để phù hợp với tình hình thực tế. Để biết những tiêu chuẩn đó là gì thì bạn đọc không nên bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây.

chan-doan-hoi-chung-ruot-kich-thich-cho-nguoi-benh.jpg

Các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay giới y học đang dùng các tiêu chuẩn Rome III được thông qua vào năm 2006 để chẩn đoán lâm sàng bệnh hội chứng ruột kích thích. Dưới đây là những thông tin về tiêu chuẩn Rome III cho mọi người tham khảo:

1. Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Hội chứng ruột kích thích IBS là hội chứng rối loạn mạn tính xuất hiện từng đợt với biểu hiện chính là đau bụng, cảm giác không thoải mái ở bụng tối thiểu 03 ngày trong tuần, 3 tháng trước đó, kèm theo tối thiểu 2 biểu hiện dưới đây:

+ Số lần đi đại tiện thay đổi.

+ Sự thay đổi của hình dạng phân.

+ Cảm giác bớt khó chịu sau khi đi cầu.

Những biểu hiện này kéo dài trong 3 tháng gần đây cùng với các biểu hiện kèm theo xảy ra ít nhất 6 tháng trước đó khi được chẩn đoán. Bên cạnh các triệu chứng tiêu hóa, bệnh nhân còn có thể có các triệu chứng khác về tiết niệu, phụ khoa, thần kinh-cảm giác, tim mạch, hô hấp,…

2. Các thể lâm sàng

Khi mắc viêm đại tràng co thắt, người ta dựa vào sự rối loạn của phân để chia ra các thể lâm sàng của bệnh. Có tất cả 4 thể lâm sàng do hội chứng ruột kích thích gây ra:

  • Thể táo bón chiếm ưu thế (IBS – C): Phân cứng hoặc cục ≥ 25% và phân lỏng ≤ 25% nhu động ruột.
  • Thể tiêu chảy chiếm ưu thế (IBS – D): Phân lỏng ≥ 25% và cứng hoặc cục ≤ 25% nhu động ruột.
  • Thể hỗn hợp giữa táo bón và tiêu chảy (IBS – M): Phân cứng hoặc cục ≥ 25% và phân lỏng ≥ 25% nhu động ruột.
  • Thể không xác định (Unsubtype IBS): Khi mật độ phân không phù hợp với 3 tiêu chuẩn.

3. Các giai đoạn lâm sàng

Tiêu chuẩn Rome III chia hội chứng ruột kích thích làm 3 giai đoạn mắc bệnh:

  • Giai đoạn nhẹ: Các triệu chứng xuất hiện không thường xuyên, tâm lý ít bị ảnh hưởng.
  • Giai đoạn trung bình: Tần suất các triệu chứng xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng phần nào đến các hoạt động của người bệnh như nghỉ ngơi, sinh hoạt, làm việc, tâm lý, …
  • Giai đoạn nặng: Đau bụng thường xuyên, đại tiện liên tục trong ngày, tiềm ẩn đến suy giảm tâm thần ở người trẻ tuổi.

 

4. Thực hiện chẩn đoán loại trừ

các bước tiến hành hội chẩn hội chứng ruột kích thích

Cần thực hiện chẩn đoán loại trừ những nguyên nhân thực thể gây đau bụng và rối loạn đi cầu đặc biệt khi bệnh nhân có các triệu chứng nguy hiểm như:

  • Chán ăn liên tục, sút cân nhanh.
  • Thiếu máu và thiếu sắt.
  • Sốt cao.
  • Đau bụng hoặc tiêu chảy xuất hiện về đêm.
  • Đi tiêu phân đàm có mủ hoặc máu.
  • Đi tiêu phân dẹt nhỏ.
  • Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng.

Chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác như: viêm đại tràng mãn tính, hội chứng kém hấp thu, ung thư đại tràng, rối loạn chức năng tuyến giáp, nhiễm trùng tiêu hóa, tác dụng phụ khi dùng thuốc trị táo bón; tiêu chảy.

Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích dễ bị tăng nhu động ruột hơn so với người bình thường. Các triệu chứng khi mắc phải thường xuyên tái phát, kéo dài nhiều năm liền khiến bệnh nhân phải đi khám nhiều nơi, tâm lý lo sợ lỡ mắc phải bệnh nặng, bệnh ác tính. Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khi thăm khám cần giải thích cặn kẽ và thấu đáo cho bệnh nhân biết về hội chứng ruột kích thích để bệnh nhân bớt lo lắng. Đề nghị bệnh nhân thay đổi một số thói quen để thích nghi với bệnh; hướng dẫn chi tiết cách điều trị. Một số lưu ý bác sĩ cần nắm rõ:

  • Chữa theo triệu chứng bệnh nhân bị nặng là hợp lý và hữu ích.
  • Không kê thuốc kháng sinh cho người bệnh, chỉ trong trường hợp bị nhiễm khuẩn ruột.
  • Điều trị không làm khỏi hẳn các triệu chứng nhưng nó cũng cải thiện phần nào chất lượng sống của người bệnh.
  • Đến nay người ta vẫn chưa tìm ra thuốc chữa khỏi hội chứng ruột kích thích.

Trên đây là tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích cho người thân và những người đang mắc viêm đại tràng co thắt có thể tham khảo. Nếu còn có những vấn đề vướng mắc thì bạn có thể đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên môn để được giải đáp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bình luận

Những tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng ruột kích thích mới nhất

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn