3 cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS): Kiểm soát, ngừa tái phát
Để điều trị hội chứng ruột kích thích người bệnh có thể sử dụng cách dân gian hoặc thuốc chuyên dụng, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp. Nhưng quan trọng hơn cả là sau đó chúng ta phải kiểm soát được bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả.
Hội chứng ruột kích thích IBS là gì?
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là tình trạng rối loạn chức năng của ruột mà không gây ra bất kì vết loét nào ở niêm mạc ruột. Căn bệnh này còn được biết đến với tên gọi là bệnh viêm đại tràng co thắt, bệnh đại tràng chức năng, đại tràng kích thích hay hội chứng kích thích ruột.
Nó được xem là căn bệnh mãn tính, bệnh tái đi tái lại nhiều lần nhưng rất lành tính và hầu như không gây ra bất kì biến chứng nguy hiểm nào cho sức khỏe ngoại trừ một số biểu hiện gây khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi.
Hiện nay ở nước ta tỷ lệ người mắc hội chứng ruột kích thích chiếm khoảng 15-20% chủ yếu do các nguyên nhân như chấn động tâm lý, ăn uống hay các rối loạn ở ruột. Mặc dù không gây ra biến chứng nguy hiểm song căn bệnh này lại khiến người bệnh mệt mỏi với các triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện kéo dài.
Cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Cho đến nay nguyên nhân gây hội chứng ruột kích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Do vậy mục đích của việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng của bệnh để hạn chế tối đa những ảnh hưởng mà căn bệnh này mang lại, giúp bệnh nhân có cuộc sống bình thường trở lại. Các phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và một số liệu pháp tự nhiên:
1. Bị hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?
Thông thường với những trường hợp bị hội chứng ruột kích thích nhẹ, chỉ bằng việc kiểm soát tốt tâm lý của bản thân kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho khoa học thì bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh thành công. Tuy vậy, nếu có triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chứ không thể tự chữa bệnh tại nhà. Căn cứ vào kết quả thăm khám bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích như sau:
Thuốc chống táo bón: Bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ cho cơ thể từ các loại thuốc như (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel) kết hợp với uống nhiều nước.
Thuốc chống tiêu chảy: Khi có triệu chứng đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ ngày. Các loại thuốc như Diphenoxynat hay Imodium có thể giúp kiểm soát tốt biểu hiện này.
Dùng thuốc chống co thắt ruột: Các loại thuốc kháng acetylcholin sẽ giúp kiểm soát tốt tình trạng đau bụng nhờ tác dụng làm giảm co thắt ruột. Loại thuốc này thường được chỉ định cho những người bị hội chứng kích thích ruột có kèm tiêu chảy, bệnh nhân đang bị táo bón không nên sử dụng.
Điều trị chứng trầm cảm: Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có biểu hiện đau kèm với trầm cảm thì cần thiết phải sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc tái hấp thu serotonin.
Các thuốc này cũng có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào thần kinh điều khiển ruột giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn. Trong trường hợp không bị trầm cảm mà chỉ bị tiêu chảy hoặc đau bụng thì một số loại thuốc chống trầm cảm ba vòng như imipramine (Tofranil) và amitripxylin vẫn có thể được sử dụng, nhưng với liều lượng thấp hơn.
Lưu ý: Các thuốc này có thể gây buồn và táo bón, bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thuốc kháng sinh: Có thể được chỉ định trong điều trị hội chứng ruột kích thích khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường ruột.
2 loại thuốc đặc trị ruột kích thích:
– Alosetron (Lotronex): Loại thuốc này giúp đại tràng thư giãn và làm chậm lại quá trình di chuyển của chất thải qua ruột già. Loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ song vẫn cần thiết được chỉ định cho những phụ nữ mắc hội chứng ruột kích thích nặng kèm theo tiêu chảy sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường nhưng thất bại. Nam giới không được sử dụng loại thuốc này.
– Lubiprostone (Amitiza): Thuốc được chỉ định cho nữ giới bị đại tràng kích thích kèm táo bón nghiêm trọng đủ 18 tuổi trở lên với liều lượng là 2 lần/ ngày. Thuốc giúp kích thích tăng tiết dịch trong ruột non để chất thải di chuyển nhanh hơn. Lubiprostone (Amitiza) có thể gây các phản ứng phụ như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy nên chỉ khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì mới được chỉ định.
2. Cách chữa hội chứng ruột kích thích qua chế độ ăn uống
Ăn uống liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu hóa, đồng thời bổ sung rất nhiều chất có tác dụng tốt trong điều trị hội chứng ruột kích thích.
Người bệnh cần có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không được bỏ bữa. Người bệnh cần ăn uống đúng giờ và trong những ngày bị bệnh nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng và giảm tải cho đường ruột. Ngoài ra người bệnh chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi và hạn chế ăn các thức ăn khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng.
a. Thực phẩm hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích
Các thực phẩm giàu tinh bột: Giúp cung cấp chất dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Người bị ruột kích thích nên ăn các thực phẩm chứa nhiều chất bột như ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, bột yến mạch.
Các thực phẩm giàu chất xơ: Giúp điều hòa chức năng ruột và chống táo bón, hỗ trợ chữa chứng ruột kích thích . Người bệnh nên bổ sung từ 20 – 30gr chất xơ 1 bữa từ các loại rau xanh và trái cây tươi. Mặc dù chất xơ giúp cải thiện táo bón nhưng lại có thể gây đau bụng nặng khi sử dụng quá nhiều. Do vậy trong khoảng thời gian đầu nên điều chỉnh tăng dần lượng chất xơ cho tới khi cơ thể thích ứng được.
b. Mẹo trị hội chứng ruột kích thích bằng lá vông, chè tâm sen
Dùng lá vông nấu canh ăn hay uống chè tâm sen có tác dụng an thần, giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích liên quan đến yếu tố tâm lý.
Ngoài ra người bệnh được khuyên uống nhiều nước để giúp cơ thể hòa tan và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, đồng thời ngăn ngừa táo bón và bù mất nước khi bị tiêu chảy.
c. Tránh dùng các thực phẩm sau
- Các loại thực phẩm gây đầy bụng, sinh hơi: người bệnh nên tránh ăn các loại thực phẩm như cải bắp, bông cải, hành, tỏi, trái cây nếu đang gặp phải các triệu chứng này.
- Tuyệt đối kiêng rượu bia, hạn chế uống nước ngọt có ga và các chất kích thích khác như cà phê, nước chè đặc. Các loại thức uống này gây kích thích niêm mạc ruột khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị khó tiêu hóa người bệnh cũng nên tránh sử dụng
- Người bị hội chứng ruột kích thích cũng không nên ăn các loại bánh kẹo hay trái cây quá ngọt hoặc uống sữa chứa lactose sẽ khiến cho triệu chứng tiêu chảy thêm trầm trọng.
3. Các liệu pháp điều trị hội chứng ruột kích thích
Các liệu pháp dưới đây có thể giúp giảm nhẹ các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích và hỗ trợ cho quá trình điều trị chính thống nhanh đạt hiệu quả hơn:
Châm cứu: Tác động lên các huyệt đạo trong cơ thể giúp các cơ co thắt được thư giãn, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột.
Tâm lý trị liệu: Người bệnh có thể phải nhờ đến sự tư vấn của các nhà tâm lý học để giải tỏa tâm lý căng thẳng nếu như sử dụng thuốc chồng trầm cảm không có hiệu quả và bệnh vẫn tiếp tục có xu hướng trầm trọng thêm.
Dùng thảo mộc tự nhiên: Nghiên cứu cho thấy tinh dầu bạc hà có tác dụng chống co thắt và làm cho các cơ trơn trong đường ruột được thư giãn. Trong khi đó các vị thỏa dược tự nhiên như lá mơ, bạch truật, mộc hương, cam thảo cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ vị thuốc chữa hội chứng ruột kích thích nào từ dân gian để chắc chắn rằng nó không ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc Tây đang sử dụng.
Thôi miên: Bệnh nhân đang bị đau bụng, đầy hơi do ruột kích thích có thể khắc phục bằng liệu pháp thôi miên.
Bổ sung men vi sinh: Giúp bổ sung vi khuẩn có lợi, căn bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm giảm các biểu hiện kích thích ruột.
Tăng cường vận động cơ thể: Bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày với những môn thể thao vừa sức như đi bộ, yoga, thiền, tập dưỡng sinh… sẽ giải tỏa được tâm lý căng thẳng, chống trầm cảm, kích thích tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả.
Kiểm soát và ngăn ngừa tái phát chứng ruột kích thích
Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa hội chứng ruột kích thích khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không có cách kiểm soát được bệnh. Một số khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa đường tiêu hóa dưới đây có thể giúp hạn chế các đợt tái phát bệnh:
1. Hiểu về hội chứng ruột kích thích
Chỉ khi hiểu rõ ngọn ngành về bệnh tình mình đang mắc phải thì người bệnh mới có thể đối phó được với chứng bệnh này. Bệnh nhân có thể tìm kiếm thông tin qua trò chuyện với bác sĩ hoặc tìm hiểu qua mạng tại những trang web đáng tin cậy.
2. Xác định được nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích
Đây là việc làm cực kỳ quan trọng nên được ưu tiên thực hiện trước tiên. Một khi đã biết được thủ phạm gây bệnh và loại bỏ được nó thì người bệnh mới có thể giành quyền kiểm soát được cuộc sống của mình.
Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Tham gia câu lạc bộ những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc trò chuyện với những người cùng cảnh ngộ để chia sẻ kinh nghiệm chữa trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát, tìm kiếm sự đồng cảm giúp tinh thần bớt lo lắng căng thẳng hơn.
Khi mắc bệnh mọi người nên đi khám, nói rõ tình trạng bệnh với bác sĩ, từ đó bác sĩ sẽ kê đơn uống thuốc phù hợp. Mình từng bị hội chứng ruột kích thích do uống thuốc kháng sinh, sau khi thăm khám, bác sĩ ke đơn về uống 2 ngày là thấy đỡ nhiều rồi.
Thuốc đông y có điều trị dứt điểm dc hội chứng ruột kích thích không nhỉ? mình ngại uống thuốc tây quá, nhỏ uống nhiều, giờ thấy là sợ.
Hội chứng ruột kích thích là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy việc sử dụng thuốc Đông y hay Tây y đều chỉ giúp kiểm soát tốt bệnh và làm giảm triệu chứng thôi. Để hạn chế tái phát bệnh bạn nên hạn chế căng thẳng, ăn uống đúng bữa; tránh ăn thức ăn lạ, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác; Nếu bị tiêu chảy thì nên uống nhiều nước, ăn các thực phẩm giàu tinh bột; Trường hợp bị táo bón thì nên ăn nhiều chất xơ, ăn sữa chua và tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng hay các thuốc điều trị triệu chứng khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Mình bị đau bụng âm ỉ cả ngày, sáng là mắc đi vệ sinh, đi xong lại muốn đi tiếp, mà mỗi lần đi là ngồi mãi mới ra. cho mình hỏi, đây có phải là hội chứng ruột kích thích không?
Những triệu chứng bạn mô tả không chỉ có ở hội chứng ruột kích thích mà còn xảy ra ở cả bệnh nhân bị viêm đại tràng hay một số căn bệnh ở đường tiêu hóa khác. Chính vì vậy để chuẩn đoán chính xác bệnh bạn nên tới bệnh viện để khám và được điều trị đúng cách.
Mình mới bị tai nạn gẫy xương đùi và chân đang phải ghép xương đùi nên chưa đi lại được mình nằm và ngồi 1 chỗ được hơn 2 tháng rồi. Mình bị đi vệ sinh ngày 6-7 lần có lúc bụng sôi âm ỉ mún đi mà k đi được có lúc đầy hơi nữa bụng cứ mún đi mà làm sao được ạ . Và đi nhiều lần thì đi ít lắm mình có phải do k vận động nhiều nên bị ảnh hưởng k ạ
Có thể bạn bị viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt hoặc do dùng thuốc kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.
– Hỏi lại bác sĩ của bạn về các loại thuốc đang dùng có gây tác dụng phụ gì không.
– Nếu không phải do thuốc, áp dụng thử những mẹo ở trên 2-3 ngày xem có đỡ không, sau đó, nếu không thuyên giảm thì cần đi thăm khám để xác định đúng nguyên nhân.
Mình ăn sáng song hay bị đau bụng đi ngoài,uống rượu bia thường bị đi ngoài sau ăn và khi đi thì rất khó đi kèm theo các cơn đau quặn ở bụng ra nhiều mồ hôi ở đầu và mặt kèm theo buồn nôn các triệu chứng sẽ giảm khi đi vệ sinh được mình hỏi mình có phải bị đau dạ dày hay bệnh đường ruột không.mình cảm ơn
Đây là triệu chứng của bệnh viêm đại tràng co thắt hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích. Bạn áp dụng những phương pháp chữa trị trên sẽ đỡ bệnh dần. Nên nhớ, bệnh này chưa có cách điều trị triệt để, chính vẫn là loại bỏ triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát qua ăn uống, sinh hoạt.