Dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích (IBS) chỉ tình trạng rối loạn chức năng của ruột mà không gây ra bất kì vết loét nào ở bộ phận này. Đau bụng, chướng bụng, rối loạn đại tiện, cơ thể mệt mỏi là những dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích giúp người bệnh nhanh chóng phát hiện và điều trị căn bệnh này kịp thời.
4 dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích
1. Đau bụng
Đau bụng là là biểu hiện nhận biết hội chứng ruột kích thích hay gặp nhất. Cơn đau có khi là âm ỉ hoặc đau tức nặng tập trung ở các vị trí dọc theo khung đại tràng hay ở các vùng hạ vị, vùng hố chậu trái.Các cơn đau bụng sẽ giảm rõ sau khi người bệnh đi cầu được.
2. Trướng bụng
Trướng bụng là cảm giác người bệnh thường gặp phải. Biểu hiện hội chứng ruột kích thích này sẽ không xuất hiện ngay khi ngủ dậy mà nó có xu hướng tăng mạnh dần sau đó.
3. Rối loạn đại tiện
Người bị hội chứng ruột kích thích có thể đi cầu nhiều lần trong ngày
Rối loạn đại tiện là biểu hiện đặc trưng của các căn bệnh đại tràng, người bị hội chứng ruột kích thích cũng gặp phải triệu chứng này. Rối loạn đại tiện gây ra các chứng táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc có khi vừa bị táo lỏng xen kẽ trong 1 lần đi cầu. Phân dính nhiều chất nhày và không có máu, nếu táo bón thì phân lổn nhổn cục nhỏ như phân dê.
Sau khi đi cầu xong người bệnh vẫn còn cảm giác mót rặn rất khó chịu.
4. Các triệu chứng khác
Ngoài những dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích ở trên người bệnh có thể xác định căn bệnh này thông qua các triệu chứng như cảm giác nóng ở vùng thượng vị, ăn không tiêu, buồn nôn và nôn ói, vướng víu ở cổ họng.
Bệnh kéo dài gây ra các triệu chứng khó chịu khiến cho người bệnh mệt mỏi, kém ăn, bị rối loạn giấc ngủ, phụ nữ bị bệnh có thể rối loạn kinh nguyệt, nam mắc bệnh thì có thể bị liệt dương, hay mắc tiểu kể cả ban đêm.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Khi nào người bệnh nên tới gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu nhận biết hội chứng ruột kích thích có thể không giống nhau ở mỗi người. Việc để bệnh tình kéo dài có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị, do vậy ngay khi gặp phải các triệu chứng trên thì người bệnh nên đi khám để được chữa trị kịp thời.
Trong quá trình chữa trị nếu các triệu chứng hội chứng ruột kích thích vẫn tiếp tục trở nặng, người bệnh bị tiêu chảy hoặc nôn ói nhiều, có máu trong phân hay nước tiểu thì cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!