Thuốc Mibecerex: Thành phần, giá cả và công dụng

Nếu bạn đang thắc mắc về thuốc Mibecerex thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Những thông tin cơ bản về sản phẩm này như thành phần, cách sử dụng, giá cả sản phẩm, … sẽ được chúng tôi giới thiệu đến bạn đọc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Mibecerex bạn cần hỏi ý kiến của các chuyên gia.

Thông tin về thuốc Mibecerex

1. Xuất xứ:

Viên uống Mibecerex được sản xuất bởi Công ty TNHH liên doanh Hasan – Dermapharm tại địa chỉ: Lô B, đường số 2, KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương.

2. Thành phần

+ Celecoxib: 200mg

+ Tá dược cho 1 viên: Lactose Monohydrat, Prejel, Tinh bột ngô, Magnesi Stearat.

Thuốc Mibecerex chữa bệnh gì

3. Công dụng chính của thuốc Mibecerex

+ Điều trị các triệu chứng của thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn.

+ Điều trị bổ trợ bệnh polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính gia đình.

+ Chữa đau cấp, sau phẫu thuật, nhổ răng.

+ Thống kinh nguyên phát.

4. Giá thuốc Mibecerex

Thuốc Mibecerex được bán ở toàn hệ thống các hiệu thuốc tây, cửa hàng sức khỏe trên toàn quốc với giá 54.000 đồng/ hộp 3 vỉ × 10 viên.

5. Tính chất dược lý của thuốc

+ Dược lực học

Trong thuốc Mibecerex có chứa Celecoxib, đây là thành phần thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID) giúp ức chế chọn lọc Cyclooxygenase-2 (COX-2), qua đo ức chế tổng hợp Prostaglandin, giúp chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Khác với thành phần các thuốc kháng viêm không Steroid trước đây, Celecoxib không ức chế Isoenzym Cyclooxygenase-1 (COX-1) nên ít khi gây tác dụng phụ hơn.

+ Dược động học

  • Hấp thu: Celecoxib giúp hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có thể dùng chung với thức ăn. Nồng độ huyết tương của thuốc thường đạt ở 3 giờ sau khi uống liều duy nhất 200mg lúc đói, và trung bình bằng 705 nanogam/ml.
  • Phân bố: Thể tích phân bố ở trạng thái ổn định khoảng 400l, như vậy phân bố nhiều vào mô. Trong huyết tương, 97% Celecoxib thường gắn vào protein huyết tương ở liều điều trị.
  • Chuyển hóa: Thành phần Celecoxib chuyển hóa chủ yếu qua Cytocoxib ở gan. Ba chất chuyển hóa mất hoạt tính được tìm thấy trong huyết tương là chất Glucoro liên hợp, rượu bậc nhất và Acid Carboxylic tương ứng.
  • Thải trừ: Sau 11h thì Celecoxib sẽ được bán thải trong huyết tương. Celecoxib thải trừ qua nước tiểu và phân là chủ yếu. Trong đó nước tiểu khoảng 27%, trong phân khoảng 57%, và dưới 3% ở dạng không thay đổi.

6. Cách sử dụng thuốc Mibecerex

+ Thoái hóa xương khớp: 200mg/ngày, uống 1 lần hoặc chia đều 2 liều. Chỉnh liều theo nhu cầu và đáp ứng.

+ Điều trị viêm khớp dạng thấp: 100-200mg x 2 lần/ngày.

+ Điều trị hỗ trợ bệnh polyp đại trực tràng: 400mg x 2 lần/ngày.

+ Chữa giảm đau thống kinh: lần đầu dùng 400mg/lần, tiếp theo 200mg nếu cần. Những ngày tiếp theo 200mg x 2 lần/ngày nếu cần.

Chú ý: Thuốc có thể được dùng trước hay sau ăn. Cụ thể như thế nào thì tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Khi dùng thuốc để chữa bệnh polyp đại trực tràng nên dùng cùng với thức ăn.

7. Chống chỉ định của thuốc Mibecerex

+ Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc/sulfonamid.

+ Người mắc bệnh suy tim, suy thận, suy gan nặng.

+ Viêm ruột.

+ Bệnh nhân từng dùng aspirin/NSAID khác bị dị ứng.

8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mibecerex

– Thận trọng

Nhóm đối tượng sau đây nên thận trọng khi dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ:

+ Người có tiền sử loét dạ dày tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa, người già, suy nhược vì nguy cơ độc tính trên đường tiêu hóa.

+ Người bị phù, giữ nước (thuốc gây ứ dịch).

+ Bệnh nhân bị mất nước ngoài tế bào (do dùng thuốc lợi tiểu mạnh).

+ Người điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib.

+ Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay trẻ nhỏ.

Thuốc Mibecerex bán theo đơn nên mọi người không nên tự ý sử dụng

– Tác dụng phụ:

+ Thường gặp: Sử dụng thuốc Mibecerex có thể gặp phải hiện tượng đau bụng, ỉa chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn; viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên; mất ngủ, chóng mặt, nhức đầu, ban; đau lưng, phù ngoại biên.

+ Hiếm gặp: có thể là bị ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm tụy; giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt; giảm glucose huyết; sỏi mật, viêm gan, vàng da.

– Tương tác thuốc:

+ Nên thận trọng khi dùng chung Mibecerex với các thuốc ức chế Enzyme P450 2C9. Bên cạnh đó, Celecoxib cũng ức chế Cytochrom P450 2D6 nên có khả năng tương tác với các thuốc chuyển hóa qua enzym này.

+ Thuốc ức chế Enzyme chuyển Angiotensin: NSAID làm giảm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc này.

+ Thuốc lợi tiểu: NSAID có thể làm giảm tác dụng của Furosemid và Thiazid.

+ Thuốc Aspirin: phối hợp 2 thuốc này cùng một lúc có thể làm tăng nguy cơ loét đường tiêu hóa.

+ Thuốc Lithi: Celecoxib có thể làm giảm nhanh chức năng đào thải quả thận của Lithi, dẫn đến tăng độc tính Lithi.

+ Thuốc Warfarin: có thể xảy ra biến chứng chảy máu kết hợp tăng thời gian Prothrombin khi dùng đồng thời.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Mibecerex cho bạn đọc tham khảo. Chú ý khi dùng thuốc nên tuân thủ các hướng dẫn để không gặp nguy hiểm. Chúc mọi người sức khỏe.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bình luận

Thuốc Mibecerex: Thành phần, giá cả và công dụng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn