Bệnh phình đại tràng bẩm sinh và cách phát hiện sớm ở trẻ
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Căn bệnh này còn được biết đến với các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung hay bệnh bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường chậm tăng cân, suy dinh dưỡng và kém phát triển về thể chất.
Ở bệnh nhi mắc phình đại tràng bẩm sinh, đoạn cuối của đại tràng không có nhu động ruột nên trong quá trình tiêu hóa thức ăn, phân sẽ bị ứ đọng lại ở đoạn ruột phía trên lâu ngày làm cho đoạn ruột này giãn dần ra. Nhu động của đoạn ruột của phía trân cũng tăng mạnh với mục đích là để đẩy được phân qua khỏi đoạn ruột phí dưới dẫn đến hiện tượng phì đại cơ thành ruột.
Phân bị tích tụ lại lâu ngày trong ruột khiến cho trẻ bị “ngộ độc phân” trở nên bực bội, khó chịu, biếng ăn, suy dinh dưỡng và chậm phát triển về thể chất và trí tuệ. Nặng nề hơn, bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vỡ đại tràng, viêm ruột hoặc giãn ruột nặng.
Nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng bẩm sinh
Nguyên nhân gây bệnh phình đại tràng bẩm sinh là do một đoạn ruột của trẻ bị thiếu các tế bào thần kinh khiến cho đoạn ruột này không thể thực hiện co giãn hoặc nhu động để di chuyển phân như bình thường được. Do vậy mà quá trình tiêu hóa của trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh thường bị gián đoạn và tồn đọng phân ở đại tràng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Cách phát hiện sớm bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ
* Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh:
- Quá 24h sau sinh trẻ mới đại tiện phân su
- Bụng chướng căng do tắc ruột: Hiện tượng chướng bụng tăng dần lên , da bụng căng bóng
- Trẻ nôn ra sữa , có thể nôn ra cả dịch mật và dịch ruột
- Trừng hợp bị viêm ruột có thể dẫn đến tiêu chảy.
- Bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài sau sinh khoảng 2-3 tuần
* Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ từ 2-24 tháng tuổi:
- Trẻ biếng ăn, bụng chướng, khó tăng cân, da dẻ xanh xao, suy dinh dưỡng
- Khi trẻ chuyển qua bú mẹ hoặc ăn dặm thường bị táo bón kéo dài.
- Trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh nặng dễ bị thiếu máu, mất nước và rối loạn chất điện giải.
* Dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ lớn hơn ( từ 3-15 tuổi)
- Trẻ bị táo bón kinh niên, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng hoặc dùng microlax để tháo thụt phân
- Tình trạng ứ đọng phân ở đại tràng khiến cho bụng chướng căng, quai ruột bị giãn ra và nổi rõ, dùng tay nắn vào phía hố chậu trái sẽ thấy được khối phân rắn.
- Trẻ gầy yếu, còi xương, chậm phát triển về thể chất
- Trẻ không còn cảm giác mắc đi đại tiện.
Trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh cần phải được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng bị thiếu các tế bào thần kinh để hoạt động tiêu hóa có thể trở lại như bình thường. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được theo dõi và điều trị, tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều hậu quả nặng nề.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!