Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng thoát  ra khỏi vị trí của nó và chui ra bên ngoài ống hậu môn gây nên những phiền phức không nhỏ về mặt sức khỏe , sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Căn bệnh này có diễn tiến khá nhanh và phức tạp, nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Để biết rõ về cách chuẩn đoán và điều trị bệnh sa trực tràng xin mời quý độc giả theo dõi các thông tin dưới đây.

Nguyên nhân sinh bệnh sa trực tràng

Có khá nhiều bệnh nhân bị sa trực tràng song không hiểu tại sao mình lại mắc bệnh. Cơ chế sinh bệnh của sa trực tràng đã được các bác sĩ giải thích rằng do trực tràng là đoạn ống tiêu hóa nằm ở đoạn áp cuối ( sau cùng là hậu môn) và không dính liền với thành bụng nên nó dễ bị sa xuống dưới.  Túi cùng Douglas thấp được cho là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh sa trực tràng trước ở hầu hết các trường hợp mắc bệnh.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sa trực tràng

Bệnh nhân bị sa trực tràng bán phần

Ngoài ra việc ổ bụng thường xuyên phải chịu áp lực đè nén, người bệnh bị khuyết tật về đáy chậu hay các cơ ở hậu môn bị nhão cũng khiến cho hậu môn bị sa ra ngoài.

Theo đó thì bệnh sa trực tràng có nguy cơ gặp phải cao hơn ở nhóm đối tượng dưới đây:

  • Bệnh nhân bị táo bón kinh niên thường phải rặn mạnh khi đi cầu
  • Những người mắc bệnh trĩ hoặc từng được phẫu thuật điều trị các căn bệnh phụ khoa
  • Đối tượng đang bị chấn thương vùng đáy chậu
  • Những người bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt vitamin B khiến cho khung xương chậu không được vững chắc.
  • Bệnh nhân có tiền sử bị viêm đại tràng, viêm loét đại trực tràng…

Nhận biết các triệu chứng của bệnh sa trực tràng

Để điều trị bệnh sa trực tràng kịp thời thì việc sớm nhận diện được căn bệnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bạn nên đặc biệt chú ý theo dõi thêm khi có các biểu hiện bất thường dưới đây:

  • Chảy máu khi đi ngoài, máu không nhiều nhưng ra với tần suất liên tục, xảy ra ở hầu hết các lần đi cầu.
  • Có khối hình nón cụt sa ra khỏi hậu môn, nó có màu hồng đỏ và có đường kính khá lớn. Ở giai đoạn nhẹ khối này chỉ xuất hiện khi đi cầu và có thể tự co lên được. Khi bệnh tiến triển nặng thì nó sa hẳn ra ngoài hoặc phải dùng tay đẩy mới lên.

Toàn bộ trực tràng bị sa ra ngoài

  • Có chất nhầy ở hậu môn
  • Bệnh nặng có thể gây tắc nghẽn phân

Kỹ thuật chuẩn đoán bệnh sa trực tràng

Thông thường khi tới bệnh viện khám, trước tiên bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin như: Bạn đang gặp phải biểu hiện gì? Nó xuất hiện khi nào và tần suất ra sao? Có tiền sử bệnh án hoặc phẫu thuật gì không?… Đồng thời thông qua việc thăm khám trực tràng để đánh giá về độ vững chắc của các mô và khả năng co thắt của các cơ ở hậu môn.

Qua kết quả ghi nhận được từ thăm khám lâm sàng bạn cũng được yêu cầu làm các xét nghiệm như nội soi đại tràng, nội soi trực tràng, xét nghiệm máu hay mồ hôi…để chuẩn đoán phân biệt bệnh sa trực tràng với các căn bệnh khác như viêm đại tràng, bệnh trĩ…

Xem chi tiết: Quy trình nội soi đại tràng

Các phương pháp điều trị bệnh sa trực tràng

Ở giai đoạn đều khi bệnh còn nhẹ thì bệnh nhân được chỉ định điều trị bệnh sa trực tràng bằng thuốc. Các loại thuốc thường được chỉ định là thuốc làm mềm phân, thuốc đạn đặt hậu môn hay thuốc  nhuận tràng chống táo bón…Trong trường hợp nếu được xác định mắc bệnh do ảnh hưởng của bệnh đại tràng thì cần dùng thuốc chữa viêm đại tràng song song với việc điều trị căn bệnh này.

Nếu không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa hoặc bệnh gây biến chứng thì cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh sa trực tràng triệt để. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe và mức độ sa của trực tràng mà bác sĩ có thể để nghị các phương pháp phẫu thuật sau:

  • Phẫu thuật cắt bỏ hậu môn đáy chậu bằng một trong hai phương pháp là Altemeier và Delorme: Bệnh nhân sẽ được gây tê tủy sống và cắt bỏ phận trực tràng bị sa ra ngoài.
  • Phương pháp phẫu thuật cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng: Áp dụng kỹ thuật mồ hở truyền thống hoặc mổ nội soi để cắt  bỏ đại tràng xích ma và cố định trực tràng vào trong cấu trúc xương của xương cùng.
  • Phẫu thuật cố định trực tràng bằng robot: Một số trường hợp bệnh nhân không cần cắt bỏ một đoạn đại tràng thì bác sĩ có thể sử dụng robot để phẫu thuật cố định trực tràng lại.

Lời khuyên:

Sa trực tràng là một bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào kể cả người lớn và trẻ em. Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao thì nên đề phòng , chú ý theo dõi sức khỏe và tìm đến bác sĩ để được điều trị bệnh sa trực tràng kịp thời ngay khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bệnh kể trên.

 Nếu bạn đang có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nên tìm hiểu thêm:  

Ẩn Các phương pháp YHCT là lựa chọn tối ưu cho người viêm đại tràng

Công thức BÍ TRUYỀN Của Người Tày Giúp Trị Viêm Đại Tràng TẬN GỐC

Xem ngay

Bình luận

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh sa trực tràng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn