Viêm ruột hoại tử: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách xử lý
Viêm ruột hoại tử là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và hoại tử ở đường ruột. Đây là một trong những căn bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh đẻ non, trẻ sinh bị thiếu tháng. Bệnh được đánh giá là khá nguy hiểm bởi nó diễn tiến rất nhanh và có tỷ lệ tử vong chiếm tới phân nửa số trẻ mắc bệnh.
Tìm hiểu về bệnh viêm ruột hoại tử
1. Nguyên nhân gây viêm ruột hoại tử
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh viêm ruột hoại tử là do đường ruột bị nhiễm độc tố toxin- một loại chất đọc nguy hiểm do vi khuẩn Clostridium Welchi type C ( CWC) tiết ra. CWC thường phát triển và sinh sống trong phân gia súc, gia cầm hay phân người. Chính vì vậy chúng ta rất dễ nhiễm loại vi khuẩn này nếu như có thói quen ăn rau sống, ăn thức ăn chưa được nấu chín kỹ hoặc ăn đồ ăn bày bán ngoài lề đường bị nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh
Bình thường độc tố toxin do CWC tiết ra sẽ bị men trypsin có trong đường ruột tiêu hủy giúp con người tránh mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên men trypsin có thể bị ức chế bởi một số lý do như chế độ ăn bị thiếu hụt protein, ăn nhiều thực phẩm có chất chống men trypsin, nhiễm giun đũa…Lúc này độc tố toxin sẽ không bị phân hủy mà phát tác dẫn đến viêm ruột hoại tử.
2. Các triệu chứng nhân diện bệnh viêm ruột hoại tử
Bệnh viêm ruột hoại tử có tốc độ tiến triển rất nhanh. Thông thường thời gian từ lúc ủ bệnh cho tới khi phát bệnh chỉ kéo dài trong khoảng vài giờ đến vài ngày. Do vậy mọi người nên thận trọng có các biểu hiện bất thường dưới đây:
- Vùng thượng vị hoặc quanh rốn đau âm ỉ hoặc đau từng cơn. Cơn đau tăng lên sau khi trẻ ăn hoặc uống sữa
- Nôn ói nhiều, bụng chướng căng, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe
- Sốt cao trên 38,5 độ
- Đi ngoài ra máu , phân đen
- Trẻ bỏ bú, quấy khóc, ngủ không yên giấc
- Bệnh tiến triển nặng có thể gây vàng da hoặc xuất huyết dưới da.
- Cách chuẩn đoán bệnh viêm ruột hoại tử
3. Phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm ruột hoại tử
Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc viêm ruột hoại tử bệnh nhân sẽ được lấy máu xét nghiệm kết hợp chuẩn đoán bệnh thông qua hình ảnh. Cụ thể như sau:
– Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: Chỉ số hồng cầu và tiểu cầu đều giảm, chỉ số bạch cầu máu ngoại biên quá cao (> 20 ngàn/mm³) hoặc quá thấp ( < 5000/mm³)
- Cấy máu: Thường được áp dụng trước khi cho bệnh nhân dùng kháng sinh để tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh.
- Điện giải, acid base: Các trường hợp tăng hay giảm natri trong máu đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã ở mức độ khá nặng
– Chụp X-quang:
Các biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị viêm ruột hoại tử trên phim chụp X-quang bao gồm: Có khí tự do trong ổ bụng; Quay ruột giãn hoặc không thấy; Có bóng hơi trong thành ruột.
– Siêu âm:
Phát hiện có khí trong tĩnh mạch cửa hoặc có báng tự do trong ổ bụng.
4. Cách xử lý bệnh viêm ruột hoại tử
Viêm ruột hoại tử được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm bệnh diễn tiến nhanh và khá phức tạp. Bệnh nhân khi có các dấu hiệu nghi ngờ cần được đưa và viện cấp cứu để bác sĩ theo dõi và đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.
Sau khi đã có kết quả chuẩn đoán, tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh; Bù nước và chất điện giải theo đường uống hoặc đường tĩnh mạch nếu bị nôn ói nhiều; Đặt ống thông mũi-dạ dày hoặc đặt ống thông hậu môn. Một số trường hợp bị hoại tử nặng hoặc bị thủng ruột thì cần phải được phẫu thuật.
Để tránh mắc phải căn bệnh này các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi; Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi đại tiện: Giữ gìn vệ sinh nhà ở và môi trường sống. Ngay khi phát hiện ra bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm ruột và cách điều trị hiệu quả nhất
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!