Cách phân biệt viêm đại tràng cấp tính và mạn tính
Bệnh viêm đại tràng được chia thành hai mức độ tùy theo tình trạng bệnh đó là cấp tính và mạn tính. Với từng giai đoạn bệnh thì các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị thích hợp. Vậy làm thế nào để phân biệt bệnh viêm đại tràng cấp tính và mạn tính nhằm có cách chữa bệnh hiệu quả nhất?
Cách phân biệt bệnh viêm đại tràng cấp tính và mạn tính
Để phân biệt được bệnh viêm đại tràng cấp tính và mãn tính thì cần căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng của hai dạng bệnh này.
1.Về nguyên nhân gây bệnh
– Bệnh viêm đại tràng cấp tính: Nguyên nhân chính dẫn đến viêm đại tràng cấp tính là do người bệnh ăn các thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn khó tiêu hóa hoặc do đại tràng bị nhiễm giun sán, nhiễm khuẩn kiết lỵ…
Viêm đại tràng cấp tính do ăn phải thức ăn kém vệ sinh
– Bệnh viêm đại tràng mạn tính: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng mạn như:
- Do không phát hiện sớm bệnh hoặc do không chú trọng điều trị triệt để bệnh trong giai đoạn cấp tính.
- Do đường ruột bị nhiễm lỵ, nhiễm trùng e.coli hoặc do ảnh hưởng của căn bệnh lỵ trực tràng Shigella. Sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn này phát triển mạnh và gây viêm đại tràng mạn tính.
- Do cơ thể bị nhiễm hóa chất độc hại hoặc nhiễm độc thủy ngân.
- Ngoài ra bệnh viêm đại tràng mạn tính còn khởi phát sau nhiễm lao ruột, nhiễm ký sinh trùng. Các căn bệnh táo bón kéo dài, rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của đại tràng.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
2. Về triệu chứng bệnh
– Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng cấp tính:
Người bệnh thường bị đau âm ỉ ở vùng bụng dưới rốn, các cơn đau có thể lan dọc theo khung đại tràng. Kèm theo đó là hiện tượng tiêu chảy kéo dài, một số bệnh nhân bị sốt.
Tùy theo đoạn đại tràng bị viêm người bệnh còn bắt gặp những biểu hiện khác như:
Tùy theo vị trí bị bệnh mà viêm đại tràng cấp tính gây ra những biểu hiện khác nhau
- Nếu viêm ở khu vực đại tràng bên trái hoặc viêm phần đại tràng sigma: Có biểu hiện căng tức ở trực tràng, thường xuyên mót đi cầu ( mỗi ngày có thể đi từ 10-20 lần), tiêu chảy, phân có thể có dính máu và chất nhày.
- Nếu viêm ở khu vực đại tràng bên phải hoặc manh tràng: Đi ngoài phân lỏng không thành khuôn, phân có mùi hôi thối, có thể đi ngoài từ 3-6 lần trong ngày.
Bênh cạnh đó khu vực đại tràng bị viêm cũng thường xuyên có hiện tượng co thắt đại tràng gây đau bụng, bụng căng chướng, dùng tay sờ vào khu vực đại tràng có thể nhân thấy từng đoạn đại tràng nổi lên thành cục.
Nếu được điều trị bệnh viêm đại tràng ở giai đoạn cấp tính thì bệnh sẽ được chữa khỏi trong thời gian ngắn.
– Triệu chứng của bệnh viêm đại tràng mạn tính:
Bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể gây ra nhiều biểu hiện xấu dưới đây:
- Thường xuyên đau bụng khu vực dưới rốn, các cơn đau có lúc âm ỉ nhưng có khi rất dữ dội.
- Người bệnh bị đầy bụng, chướng hơi, ăn uống lâu tiêu
- Rối loạn đại tiện: khi thì tiêu chảy, có lúc lại bị táo bón hoặc đi ngoài cả táo lẫn lỏng xen kẽ nhau, phân dính nhiều chất nhày và có thể lẫn máu.
- Bệnh nhân mệt mỏi, mất ngủ, sút cân nhanh.; Bệnh tái phát có thể gây sốt hoặc không.
Bệnh viêm đại tràng mạn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần trong năm gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, chất lượng sống cũng như tài chính của bệnh nhân. Do vậy ngay khi phát hiện bệnh, người bệnh cần sớm tới các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, thực hiện nội soi đại tràng, chụp x-quang…để được chuẩn đoán đúng tình trạng bệnh và được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!