Kiến thức cần biết về bệnh viêm đại tràng giả mạc (màng giả)

Bệnh viêm đại tràng giả mạc (màng giả) là căn bệnh có nhiễm khuẩn ở ruột già chủ yếu là do vi khuẩn C.difficile gây ra. Bệnh cũng được cho là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh với các triệu chứng điển hình như đau bụng, tiêu chảy. Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được điều trị sớm và đúng cách. Dưới đây là những kiến thức cần biết về căn bệnh này, mọi người chú ý tham khảo.

Thủ phạm gây bệnh viêm đại tràng giả mạc

Vi khuẩn  C.difficile được xem là thủ phạm chính gây bệnh viêm đại tràng màng giả. Nhờ có sức đề kháng tốt, loại vi khuẩn này có thể sống ký sinh trong đường tiêu hóa rất khó tiêu diệt . Bệnh khởi phát khi vi khuẩn C.difficile gặp điều kiện thuận lợi phát độc tố mạnh khiến cho lớp niêm mạc đại tràng bị kích ứng, viêm nhiễm và tăng bài tiết tạo thành lớp giả mạc màu trắng. Đặc điểm của lớp giả mạc này là mềm, dễ bị bong tróc và nếu bong ra thì sẽ để lại những vết viêm loét trong lòng đại tràng, đồng thời gây xuất huyết ở niêm mạc.

kien-thuc-can-biet-ve-benh-viem-dai-trang-gia-mac1

Một số trường hợp dùng nhiều thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột cũng có thể gây viêm đại tràng giả mạc gây đi ngoài ra máu. Theo nghiên cứu không phải bất cứ ai uống thuốc kháng sinh đều  bị bệnh. Tác dụng phụ này chỉ gặp ở một số người khi dùng các loại thuốc kháng sinh như thuốc nhóm Beta-lactamin, nhóm Cephalosporin, nhóm Penicillin ( Ampicillin và Amoxicillin)  và kháng sinh nhóm Lincosamide (Clindamicin, Dalacin C). Ít gặp hơn là các loại kháng sinh nhóm  Erythromicin (Macrolid), Ciprofloxacin (fluoroquinolon), Tetracyclin.

Bên cạnh đó bệnh viêm đại tràng màng giả cũng có nguy cơ phát triển ở các nhóm đối tượng người cao tuổi ( trên 65 tuổi), những người đang có sức khỏe kém hay những người đang mắc các bệnh lý ở đường tiêu hóa như viêm ruột, ung thư đại tràng…

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc

Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của căn bệnh này, người bệnh thường bị đau ở vùng bụng dưới rốn, có khi cơn đau lan dọc theo khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn no hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh. Kèm theo triệu chứng đau là một số biểu hiện khác như:

  • Tiêu chảy gây đi ngoài phân lỏng nhiều lần hơn 3 lần/ ngày
  • Có thể sốt ( 38-39 độ) hoặc không sốt
  • Thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn và nôn ói
  • Đại tiện phân lẫn máu, chất nhày hoặc mủ

Các triệu chứng của  bệnh viêm đại tràng giả mạc(màng giả) thường bắt đầu sau khi dùng kháng sinh được 1-2 ngày hoặc có thể khởi phát mặc dù đã ngưng kháng sinh được vài tuần. Người bệnh cần hết sức lưu ý khi gặp phải các triệu chứng trên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Biến chứng của bệnh viêm đại tràng giả mạc

Bệnh viêm đại tràng màng giả nếu không được phát hiện sớm và không được điều trị tốt sẽ gây ra các biến chứng đáng lo ngại như:

  • Chỉ số kali trong máu sụt giảm  bất thường do hiện tượng tiêu chảy kéo dài
  • Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp, suy thận do mất nước và chất điện giải
  • Thủng đại tràng do bị viêm nhiễm nặng. Biến chứng này có thể dẫn đến nhiễm khuẩn ổ bụng.

Cách điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Căn cứ vào mức độ và diễn tiến của bệnh mà  bác sĩ sẽ  lên phác đồ điều trị bệnh viêm đại tràng màng giả cho từng trường hợp bệnh nhân. Nếu xác định nguyên nhân gây bệnh là do dùng thuốc kháng sinh hay do vi khuẩn  C.difficile bệnh nhân cần ngưng uống loại thuốc kháng sinh hiện tại và sử dụng một loại thuốc kháng sinh khác kháng lại được vi khuẩn C.difficile. Bệnh nhân cũng cần dùng đến thuốc giảm đau, thuốc cầm tiêu chảy để điều trị các triệu chứng của bệnh.

Phương pháp phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp bị biến chứng thủng đại tràng, suy cơ quan tiến triển hoặc bị viêm phúc mạc.

kien-thuc-can-biet-ve-benh-viem-dai-trang-gia-mac2

Một số trường hợp bị viêm đại tràng giả mạc cần được phẫu thuật

Sau khi được chữa khỏi bệnh viêm đại tràng giả mạc(màng giả) vẫn có thể tái phát chỉ sau vài tuần hoặc vài tháng. Để hạn chế nguy cơ này người bệnh cần thay đổi lối sống và thực hiện một số biện pháp thiết thực như:

  • Hạn chế ăn đồ cứng khó tiêu hóa. Thay vào đó bệnh nhân nên ăn các thức ăn mềm, thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng như ăn súp, cháo loãng, táo, chuối…
  • Khi đang bị tiêu chảy nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm có quá nhiều chất xơ như các loại đậu, hạt nguyên vỏ, rau muống, cải bắp. Khi các triệu chứng đã được cải thiện mới từ từ quay trở lại chế độ ăn uống như bình thường.
  • Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế việc tiêu thụ thức ăn quá nhiều một lúc gây quá tải cho đường ruột
  • Tránh ăn các loại thực phẩm lạ, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Uống nhiều nước
  • Tránh ăn đồ ngọt và các thức uống có cồn hoặc cafein
  • Uống Probiotics để bổ sung vi khuẩn có lợi cho ruột già

*Lưu ý: Bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng màng giả cần dùng thuốc đủ liều lượng và tái khám theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc về nhà điều trị  hoặc ngưng thuốc đột ngột khi chưa uống đủ liều gây hiện tượng lờn thuốc hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Bình luận

Kiến thức cần biết về bệnh viêm đại tràng giả mạc (màng giả)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn