Khối u đại tràng có thực sự nguy hiểm không, loại bỏ thế nào?
Chào chuyên mục chuabenhdaitrang.com! Vừa rồi đi khám tôi được chẩn đoán có khối u đại tràng khá là lớn. Bác sĩ có kê thuốc cho tôi uống và dặn dò phải nghỉ ngơi nhiều hơn. Thế nhưng tôi rất lo lắng không biết khối u đại tràng có nguy hiểm không? Cần làm gì để có thể loại bỏ khối u này. Mong sớm nhận được tư vấn của chuyên mục.
(Hoài Anh – 48 tuổi, Hà Nội)
Khối u đại tràng có nguy hiểm không?
TƯ VẤN:
Chào chị! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chuyên mục. Với thắc mắc khối u đại tràng có nguy hiểm không của anh, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Trước tiên chị không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh mà ảnh hưởng tới sức khỏe. Khối u đại tràng là bệnh phổ biến ở mọi người xuất hiện với các cơn đau tức vùng bụng vô cùng khó chịu, chướng hơi, khó tiêu, khiến người bệnh mệt mỏi, tâm lý chán nản, ảnh hưởng tới sức khỏe. Đa phần khối u đều là lành tính và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, ở một số ít người (đặc biệt là những người sau 50 tuổi, người thường xuyên hút thuốc lá, hoặc tiền sử gia đình có khối u ruột kết) thì khối u này có thể phát triển thành ung thư. Khi u tràng đại chuyển thành ung thư thì sẽ gây ra những triệu chứng sau:
– Chảy máu trực tràng
Đây là một triệu chứng nguy hiểm khi khối u đại tràng chuyển sang giai đoạn xấu. Khi máu chảy ít thì khó phát hiện và sẽ làm vết loét ở trực tràng nghiêm trọng hơn. Còn khi máu chảy nhiều thì sẽ gây nôn ra máu, thiếu máu dẫn đến sức khỏe ngày càng yếu, có trường hợp mất máu nhiều và tử vong do không được cứu chữa kịp thời.
– Máu trong phân
Đây là hệ quả của tình trạng chảy máu trực tràng. Máu chảy sẽ dính trong ruột già và được trộn lẫn với phân. Khi đi đại tiện nếu ai tinh mắt sẽ thấy phân có màu đen như bã cà phê kèm theo đó là mùi thối rất khó chịu. Nếu máu chảy nhiều thì phân có lẫn máu màu đỏ tươi.
– Rối loạn tiêu hóa
Cũng như các bệnh về đường ruột khác, các bệnh về đại tràng cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Chức năng tiêu hóa của đường ruột là tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn thường xuyên gặp sự cố. Nó tạo cảm giác cho người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon dẫn đến sút cân, sức khỏe suy giảm do hệ miễn dịch suy yếu. Bụng luôn trong trạng thái đầy hơi, chướng do thức ăn không tiêu hóa được. Còn khi đi đại tiện sẽ khiến người bệnh bị táo bón và tiêu chảy xen kẽ kéo dài nhiều ngày.
Trong thư thắc mắc chúng tôi không thấy chị nói rõ tình trạng của khối u đại tràng như thế nào. Vì thế, ban biên tập khuyên chị nên đi khám thường xuyên để xem khối u có phát triển thêm không. Nếu có thì cần phải tìm cách để loại bỏ khối u nhằm ngăn chặn trường hợp xấu không thể xảy ra.
Cách loại bỏ khối u đại tràng?
Khi đi thăm khám sức khỏe, nếu phát hiện khối u đại tràng dù là lành tính hay ác tính thì bệnh nhân có thể nói với bác sĩ trực tiếp thăm khám loại bỏ khối u. Đối với những khối u không quá lớn thì bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ trong quá trình nội soi hoặc áp dụng Sigmoidoscopy bởi Snaring chúng với một vòng dây điện, đồng thời cắt thân cây của các polip và đốt để ngăn ngừa chảy máu. Khi khối u quá lớn thì cách loại bỏ nhanh nhất đó chính là phẫu thuật nội soi cắt polyp và loại bỏ một phần đại trực tràng, hoặc toàn bộ. Quy trình phẫu thuật nội soi loại bỏ khối u đại tràng gồm mấy bước sau:
Bước 1: Khám lâm sàng và hỏi thăm tình trạng bệnh; các loại thuốc người bệnh đang sử dụng (nếu có); tiền sử các bệnh khác của người bệnh, vv…
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm máu, xét nghiệm đông máu
Bước 3: Tiến hành gây mê nếu nội soi đại trực tràng gây mê hoặc gây tê đối với nội soi thường.
Bước 4: Thực hiện nội soi đại tràng, hoặc soi đại tràng xích ma để biết chính xác vị trí để tiến hành cắt bỏ.
Bước 5: Tiến hành cắt bỏ khối u.
Bước 6: Hoàn thành phẫu thuật, đưa bệnh nhân về phòng hồi sức tích cực để tiếp tục theo dõi.
Những thông tin trên đây đã giúp chị Hoài Anh và những độc giả thắc mắc về khối u đại tràng có nguy hiểm không và cách loại bỏ có câu trả lời thỏa đáng. Chúc chị luôn mạnh khỏe.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!