Lý do khiến bạn hay bị đau bụng khi uống sữa
Chào chuyên mục! Em năm nay 28 tuổi, vì người gầy nên dạo gần đây em có mua sửa về uống, bổ sung thêm dinh dưỡng hàng ngày, nhưng em rất hay bị đau bụng khi uống sữa, mỗi lần uống xong là lại có cảm giác khó chịu, đau bụng buồn nôn. Xin hỏi chuyên mục, nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu? Có cách nào để giảm tình trạng này không? Mong được giải đáp sớm! Cảm ơn chuyên mục!
(Phạm Bình Minh – Hải Dương)
TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Hay bị đau bụng khi uống sữa nguyên nhân do đâu?
Chào bạn Bình Minh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục chuabenhdaitrang.com! Để giải đáp thắc mắc uống sữa đau bụng của bạn, chúng tôi xin gửi tới một số thông tin để bạn biết như sau:
Hay bị đau bụng sau khi uống sữa là tình trạng không hiếm gặp và ở trẻ nhỏ hay người lớn tuổi đều có thể mắc phải. Và hiện tượng uống sữa buổi sáng bị đau bụng là hay gặp nhất so với các thời điểm khác trong ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng uống sữa bị sôi bụng, đầy hơi, buồn nôn là do cơ thể của người uống bị thiếu men lactase. Loại men này tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa sữa để sản sinh ra năng lượng. Giải thích cụ thể hơn về vấn đề này như sau:
Men lactase là một loại men được sản xuất từ niêm mạc ruột non. Khi uống sữa có thành phần lactose thì loại men này sẽ chia thành đường glucose và galuctose được máu hấp thu và chuyển thành năng lượng tích trữ trong cơ thể. Một khi uống nhiều sữa mà bị đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn là do cơ thể bị thiếu men lactase để có thể tiêu thụ hết lượng đường lactose có trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Lúc này lactose cũng vẫn ở trong đường ruột và nó sẽ rút nước có trong lòng ruột. Khi sữa xuống đến ruột già thì sẽ cộng sinh với một loại vi khuẩn sản sinh ra acid và khí hydro. Nếu cơ thể càng sinh nhiều khí thì hiện tượng đầy hơi, chướng bụng càng khó chịu, có thể dẫn đến tiêu chảy.
Lượng men tiêu hóa lactase ở trong mỗi người không giống nhau, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, bệnh tật, sau giải phẫu ruột non, nghiện rượu, tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng đường tiêu hóa, sử dụng thuốc kháng sinh, suy dinh dưỡng, … Ngoài ra, nếu chia theo độ tuổi thì có đến 46% người mắc chứng bất dung nạp lactose từ 50 tuổi trở lên.
Trường hợp như của bạn, hay bị đau bụng khi uống sữa, có khi buồn nôn có thể là do cơ thể không hấp thu được đường lactose có trong sữa nhưng cũng không loại trừ các nguyên nhân khác như dị ứng chẳng hạn. Nếu có thời gian, bạn hãy thử một số cách sau đây xem có giảm được tình trạng trên hay không:
+ Thứ nhất, chia số lần uống sữa thành 5 – 6 lần trong một ngày. Thay vì uống một lần nhưng đầy cốc thì bạn có thể pha nửa cốc sữa để uống. Làm như vậy là để cơ thể của mình dần làm quen với loại sữa này.
+ Thứ hai, thay sữa mới. Nếu cách làm trên cũng không mang lại hiệu quả thì bạn nên tính đến chuyện thay đổi sữa đang dùng. Loại sữa mới nên chọn là loại không chứa đường lactose và cũng pha sữa 5 – 6 cốc nhỏ/ngày để uống làm quen.
+ Thứ ba, nếu bạn uống sữa vẫn đau bụng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung men tiêu hóa lactase. Trước khi uống sữa thì bạn có thể uống vài viên bổ sung men tiêu hóa để có thể giảm tình trạng buồn nôn, đau bụng, …
+ Thứ tư, mới uống sữa không được dùng thêm quýt, chocolate, nước ép hoa quả, bánh ngọt, …
Khi đã thực hiện hết cả những mẹo trên đây mà tình trạng uống sữa đau bụng vẫn lặp lại thì bạn nên đi khám bởi nguyên nhân sâu xa có thể là do mắc một số bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, … Vì sức khỏe của bản thân nên bạn hãy cố gắng đi tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Chúc bạn vui khỏe!
THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!