Bệnh viêm túi thừa manh tràng: Chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm túi thừa manh tràng là bệnh lý thuộc các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh thường gặp nhất ở những người từ 40 tuổi trở lên. Bình thường, mọi người rất ít khi nghe đến căn bệnh này vì hiếm khi xảy ra, trong trường hợp túi thừa bị nhiễm khuẩn. Theo một thống kê cho biết, chỉ có 10 – 25% những người có túi thừa ở ống tiêu hóa tiếp tục phát triển thành viêm túi thừa. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc phương pháp chẩn đoán và cách điều trị bệnh viêm túi thừa manh tràng.

Phương pháp chẩn đoán viêm túi thừa manh tràng

Trước tiên, bác sĩ thăm khám lâm sàng sẽ dựa vào những triệu chứng gặp phải của người bệnh để tiến hành chẩn đoán. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi thừa manh tràng là đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, sốt cao, phân rất lỏng. Nặng hơn thì túi thừa có thể bị áp xe, thủng gây chảy máu, lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng vùng ổ bụng rất nguy hiểm. Ngày nay, với sự phát triển của y học đã có nhiều thiết bị hiện đại ra đời nhằm phục vụ chẩn đoán bệnh viêm túi thừa manh tràng chính xác hơn. Dưới đây là một số biện pháp thường xuyên được áp dụng:

– Phương pháp chụp X – quang:

hình ảnh X - quang bệnh viêm túi thừa manh tràng.jpg

Khi chụp X – quang đại tràng thì người bệnh cần nhịn ăn trước 8h để đại tràng được sạch sẽ, trước 1h chụp thì được uống 1 cốc thuốc cản quang. Lưu ý là trong thời gian chờ đợi tránh dùng những đồ uống có phẩm màu để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Sau khi chụp thì bác sĩ sẽ dựa vào những hình ảnh thu được trên tấm phim để kết luận mức độ của bệnh và có hướng điều trị thích hợp.

– Phương pháp nội soi

Phương pháp chẩn đoán viêm túi thừa manh tràng thường làm nhất là nội soi. Nó giúp bác sĩ nhìn rõ hình ảnh và vị trí bị tổn thương. Bác sĩ nội soi sẽ dùng một ống nội soi mềm luồn từ miệng qua thực quản, dạ dày xuống đến đại tràng. Ở đầu ống nội soi có gắn một camera quan sát để bác sĩ nhìn rõ vùng đại tràng của bệnh nhân. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất về các bệnh tiêu hóa, và nhiều người sử dụng.

– Phương pháp siêu âm hoặc chụp CT

Khi viêm túi thừa manh tràng đã chuyển sang giai đoạn nặng thì bác sĩ sẽ cho chỉ định siêu âm hoặc chụp CT vùng bụng, xương chậu để quan sát rõ các ổ mủ ở túi thừa.

Cách điều trị bệnh viêm túi thừa manh tràng

1. Đối với viêm túi thừa manh tràng nhẹ

Cách điều trị bệnh chủ yếu là khắc phục chế độ ăn uống để tránh bị táo bón và dùng thêm các loại thuốc kháng sinh:

– Về chế độ ăn uống

+ Người bệnh cần tăng cường ăn chất xơ trong các bữa ăn để cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột, chất xơ giúp nhuận tràng loại tạo khối phân, giúp bình thường hóa tình trạng phân và số lần đi đại tiện. Nhờ vậy, người bệnh giảm được tình trạng táo bón do viêm túi thừa manh tràng gây ra và cung cấp năng lượng hoạt động cho tế bào ruột già. Dùng các loại rau quả có nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt khô,… là cách tốt nhất phòng ngừa và điều trị bệnh viêm túi thừa manh tràng.

chất xơ là vũ khí cần thiết để chữa bệnh viêm túi thừa manh tràng nhanh khỏi.jpg

+ Giảm thức ăn có đồ dầu mỡ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tránh được triệu chứng khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn.

+ Uống nước lọc đầy đủ theo khuyến cáo là 2,5l mỗi ngày. Nên tránh xa các nước có chứa phẩm màu hoặc chất kích thích.

– Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm túi thừa manh tràng chủ yếu là thuốc chống co thắt. Liệu trình dùng kháng sinh tối đa là từ 7 – 10 ngày theo đơn của bác sĩ. Nếu muốn sử dụng hơn các thuốc kháng sinh thì cần báo cáo với bác sĩ, không tự ý kéo dài thời gian sử dụng sẽ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tùy theo cơ địa của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Thông thường, các loại thuốc sau sẽ được bác sĩ kê cho bệnh nhân: Atropin, Diphenoxylate và  Atropine (Lomotil), Scopolamine, Chlordiazepoxide (Librax), Dicyclomin (BENTYL),  và Hyoscyamine (Levsin), Phenobarbital.

2. Đối với viêm túi thừa áp xe hóa

Điều đầu tiên cần làm là bệnh nhân phải nhập viện để bác sĩ truyền nước, kháng sinh vào tĩnh mạch và theo dõi bệnh tình có bị biến chứng không. Trong thời gian nằm viện, cũng cần ăn uống hợp lý và dùng thuốc kháng sinh đều đặn để bệnh viêm túi thừa không diễn biến nặng hơn. Nếu truyền kháng sinh vào tĩnh mạch cũng không có kết quả thì bác sĩ sẽ chỉ định chọc dẫn lưu áp xe dưới sự hướng dẫn của máy chụp CT. Trường hợp không chọc dẫn lưu được sẽ dùng phương pháp cắt lớp vi tính, mổ cắt đoạn đại tràng bị áp xe.

NGƯỜI BỆNH NÊN BIẾT:

Bình luận

Bệnh viêm túi thừa manh tràng: Chẩn đoán và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn