Nguy cơ ung thư đại trực tràng vì polyp
Ung thư đại trực tràng là một trong số những căn bệnh ung thư có tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao nhất hiện nay. Trong số rất nhiều nguyên nhân gây bệnh thì ung thư đại trực tràng vì polyp được cho là phổ biến nhất. Khối polyp càng to thì nguy cơ mắc ung thư lại càng tăng.
Polyp đại trực tràng có thể tiến triển thành ung thư
Polyp đại trực tràng là thuật ngữ dùng để chỉ sự xuất hiện của một vùng mô bất thường phát triển từ lớp niêm mạc của đại trực tràng và nằm nhô vào phía trong lòng đại tràng. Hầu hết các polyp đại trực tràng đều là lành tính. Chúng được chia thành 2 nhóm nhỏ như sau:
– Nhóm hiếm khi có khả năng ung thư hóa: Bao gồm một số loại polyp như polyp tăng sản, polyp viêm…
– Nhóm có khả năng ung thư hóa cao sau 1 thời gian: Nhóm này gồm có polyp nhung mao, polyp tuyến ống hoặc polyp tuyến ống nhung mao. Những đối tượng mắc các dạng bệnh này có nguy cơ ung thư đại trực tràng vì polyp khá cao. Tuy nhiên khả năng mắc bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của polyp:
- Polyp nhỏ hơn 1cm: nguy cơ bị ung thư là 0-2 %.
- Khi polyp từ 1-2cm: Nguy cơ ung thư là 10-20%
- Polyp lớn hơn 2cm: Nguy cơ mắc ung thư tăng lên từ 30-50%.
⇒ Tìm hiểu thêm: Bệnh polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?
Tầm soát định kỳ giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng vì polyp
Trước nguy cơ mắc ung thư cao, bệnh nhân mắc polyp đại trực tràng được khuyên tái khám và nội soi định kì để tầm soát và phát hiện sớm ung thư, ngay cả khi đã được cắt bỏ polyp. Thêm vào đó Polyp đại trực tràng là một căn bệnh mang tính chất di truyền nên những người cũng huyết thống với bệnh nhân cũng được khuyên làm điều tương tự.
Bệnh nhân mắc polyp đại tràng nên nội soi định kỳ để tầm soát ung thư
- Với những người có cùng huyết thống với bệnh nhân mắc polyp ở cấp độ 1. Những đối tượng này bao gồm cha mẹ, anh chị em và con ruột của bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc polyp và ung thư cao hơn hẳn so với người khác. Do đó những thành viên trong gia đình bệnh nhân cần phải được cảnh báo về nguy cơ này và có kế hoạch khám tầm soát định kỳ để phòng tránh bệnh.
- Những đối tượng có mối liên hệ huyết thống độ 2 và độ 3: Bao gồm ông bà, cô, dì, chú, bác, cậu, anh chị em họ của bệnh nhân mắc polyp thì có nguy cơ mắc bệnh trung bình. Tuy nhiên cũng cần thực hiện tầm soát bệnh tương tự để sớm phát hiện polyp và ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng vì polyp.
- Đối với những người bình thường thì cũng nên tiến hành tầm soát polyp và ung thư đại trực tràng định kỳ khi bắt đầu bước vào tuổi 50. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn thì cần thực hiện việc này sớm hơn.
Hiện nay nội soi đại tràng là biện pháp tầm soát bệnh được áp dụng phổ biến nhất. Đây là một kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, an toàn, giúp phát hiện sớm và ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại trực tràng vì polyp.
⇒Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nội soi đại tràng
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!