Tìm hiểu về bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của ung thư chuyển từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn. Ở giai đoạn này các tế bào ung thư phát triển khá nhanh và gây ra các biểu hiện rõ ràng hơn. Tuy vậy bệnh nhân vẫn có thể được chữa khỏi bệnh nếu phát hiện và chữa trị kịp thời ngay trong giai đoạn này. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2.
Đặc điểm và biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn II được xác định khi các tế bào ung thư đã xâm lấn vào thành ruột kết và khoang bụng nhưng chưa xâm hại đến các hạch bạch huyết hay các bộ phận khác trong cơ thể. Ở giai đoạn II này các chuyên gia y tế cũng chia nó thành các giai đoạn nhỏ như sau:
- Giia đoạn IIA: Khối u ác tính đã xâm lấn qua các lớp cơ của thành đại tràng
- Giai đoạn IIB: Khối u đã xâm lấn ra lớp ngoài cùng của ruột già nhưng chưa vượt ra khỏi giới hạn này.
- Giai đoạn IIC: Tế bào ác tính đã phát triển vượt ra khỏi thành đại tràng và xâm lấn vào các mô lân cận.
Bước vào giai đoạn 2, các biểu hiện của ung thư đại tràng cũng rõ ràng hơn. Bệnh nhân ăn uống không còn ngon miệng, chán ăn, thường xuyên bị đi ngoài ra máu. Cảm giác mệt mỏi cũng luôn thường trực, kèm theo đó là tình trạng sụt cân mà không rõ lý do.
Bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Có thể nhận thấy trong giai đoạn 2 chưa có hạch bạch huyết nào mang tế bào ung thư và khối u cũng chưa di căn ra xa. Do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể được chữa khỏi bệnh và sống thêm nhiều năm nữa. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh ở giai đoạn II lên tới 70 % và có tới 35-60% bệnh nhân sống được từ 5 năm trở lên.
Mặc dù đã được chữa khỏi bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Thông thường ung thư tái phát là do sau phẫu thuật, một lượng nhỏ tế bào ung thư đã lan ra ngoài thành đại tràng vẫn còn sót lại nhưng không được phát hiện ra.
⇒Bệnh nhân cần tìm hiểu thêm: Bị ung thư đại tràng nên ăn gì?
Cách điều trị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Phẫu thuật triệt căn là phương pháp điều trị chính được chỉ định cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc ung thư đại tràng giai đoạn 2. Khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định thêm các phương pháp điều trị bổ trợ như xạ trị hoặc hóa trị nhằm tiêu diệt hết các tế bào ung thư.
1. Phương pháp phẫu thuật chữa ung thư
- Phẫu thuật truyền thống: Các bác sĩ sẽ tiến hành mở xương chậu hay ổ bụng để tiếp cận và cắt bỏ phần ruột già bị ung thư. Phương pháp phẫu thuật truyền thống này có thể gây ra rủi ro như nhiễm trùng máu, mất nhiều máu, nhiễm khuẩn đường ruột…
- Phẫu thuật nội soi: Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu giúp khắc phục được hầu hết các nhược điểm của phẫu thuật truyền thống. Việc cắt bỏ phần đại tràng bị ung thư sẽ được bác sĩ thực hiện thông qua các đầu dò sau khi quan sát các hình ảnh trong lòng đại tràng được phản chiếu trên 1 màn hình lớn.
2. Hóa trị chữa bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2
Bệnh nhân được truyền hóa chất chữa ung thư
Phương pháp này có thể được chỉ định trước hay sau phẫu thuật để nâng cao hiệu quả trị bệnh.
- Trước phẫu thuật: Mục đích của hóa trị là thu nhỏ khối u, giúp các bác sĩ dễ dàng cắt bỏ nó khi phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật: Hóa trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và giảm nguy cơ tái phát cho bệnh nhân.
3. Phương pháp xạ trị
Cũng tương tự như hóa trị, xạ trị cũng thường được chỉ định với mục đích bổ trợ cho phẫu thuật. Nếu khối u có kích thước lớn hoặc nằm ở vị trí khó tiếp cận thì xạ trị sẽ giúp thu nhỏ khối u lại. Đồng thời nó cũng được thực hiện sau phẫu thuật nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư trở lại.
⇒Thông tin thêm: Khi nào cần xạ trị ung thư đại tràng
Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm cũng như cách điều trị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 2. Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp bệnh nhân sẽ chuẩn bị tâm lý thật tốt để sẵn sàng chiến đấu với ung thư.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!