Nhiễm khuẩn Amip đường ruột gây bệnh đại tràng

Nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiễm khuẩn Amip gây bệnh đại tràng và rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Theo các chuyên gia người bị bệnh đại tràng do nhiễm trùng Amip đường ruột sẽ có các biểu hiện như đau bụng âm ỉ, tiêu chảy ra phân nhầy có lẫn máu. Đây là loại ký sinh trùng có khả năng lây lan rất nhanh nên người dân cần chú ý đi khám và điều trị bệnh triệt để ngay khi cơ thể có các dấu hiện bất thường này.

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Amip đường ruột

Nhiễm khuẩn Amip đường ruột là một dạng bệnh nhiễm trùng chủ yếu xảy ra ở ruột già rất nhiều người mắc phải. Bệnh do một loại ký sinh trùng có tên là Entamoeba histolyca gây ra. Chúng có khả năng lây qua đường tiêu hóa nên rất dễ lan truyền thành dịch bệnh.
Khuẩn Amip gây bệnh đại tràng
Khuẩn Amip gây bệnh đại tràng

Ban đầu khuẩn Amip xâm nhập vào cơ thể thông qua các loại đồ ăn và thức uống chúng ta sử dụng. Sau đó thì chúng tấn công và trong thành ruột gây loét đường tiêu hóa. Mặt khác khuẩn Amip còn di chuyển trong phân người bị nhiễm bệnh, và có thể gây ô nhiễm nguồn nước ở những nơi vệ sinh kém. Nếu sử dụng phân của người nhiễm bệnh làm phân bón cho rau củ hay cây ăn trái thì mầm bệnh còn lây lan cho nhiều đối tượng khác sau khi dùng nguồn thực phẩm này.

Theo thống kê hiện nay có khoảng 10% dân số thế giới bị nhiễm Amip, đặc biệt là những người sống ở Mexico, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi và các vùng nhiệt đới Châu Á. Nó cũng được tìm thấy trong những người đã đi du lịch đến các nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao hay những nam giới có sở thích quan hệ bằng ngã sau.

Khuẩn Amip gây bệnh đại tràng và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác

Khuẩn Amip có thể sống trong ruột mà không gây ra bất kì triệu chứng nào gây hại cho cơ thể, nhưng khi có điều kiện thuận lợi nó cũng có thể gây ra nhiều bệnh nặng. Những Amip này có thể xâm nhập vào thành ruột và giết các tế bào của đại tràng và gây kiết lị với với máu và chất nhầy trong phân. Chúng cũng tiết ra chất gọi là proteases làm phân hủy lớp lót của đại tràng và cho phép xâm nhập vào thành ruột gây ra nhiều căn bệnh ở đại tràng như viêm loét đại tràng, viêm đại tràng hay ung thư đại tràng…

Ngoài ra, những Amip này cũng có thể đi vào mạch máu và đi đến gan và gây ra áp xe gan. Hoặc nguy hiểm hơn chúng xâm nhập vào trong phổi, não tạo thành những ổ nhiễm trùng, áp xe trong não đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Người mắc bệnh đại tràng do nhiễm khuẩn Amip có triệu chứng gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC), có đến hơn 90% trường hợp nhiễm khuẩn Amip ở thời gian đầu không gây ra triệu chứng. Khi triệu chứng xảy ra, chúng thường bắt đầu trong vòng vài tháng sau khi Amip xâm nhập vào cơ thể.

Đau bụng là biểu hiện của bệnh đại tràng do nhiễm khuẩn Amip

Đau bụng là biểu hiện của bệnh đại tràng do nhiễm khuẩn Amip

Ở một số người bị nhiễm khuẩn Amip gây bệnh đại tràng thường chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ, bao gồm đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, cùng với hai hoặc ba phân lỏng mỗi ngày. Tuy nhiên, ở những người khác, có thể có các triệu chứng đầy đủ của chứng kiết lỵ Amip bao gồm sốt cao, đau bụng nặng và các đợt tiêu chảy xảy ra từ 3 đến 10 lần trong ngày. Thông thường, khi bị tiêu chảy người bệnh đi ngoài ra nhiều nước và phân có lẫn cả máu và chất nhày.

Các cuộc tấn công của khuẩn Amip có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần và nếu không được điều trị thì chúng có khả năng lây lan đến gan và gây áp xe gan và nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Với tính chất nguy hiểm và diễn biến khó lường như vậy thì mọi người không nên chủ quan khi gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng amip ở đại tràng được đề cập ở trên.

Cách điều trị bệnh đại tràng do nhiễm khuẩn Amip

Những người mắc bệnh đại tràng nói riêng hay các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường ruột do Amip nói chung thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh thuộc nhóm Nitroimidazole. Mục đích nhằm tiêu diệt hết ký sinh trùng gây bệnh và phòng tránh nhiễm trùng. Những loại thuốc nằm trong nhóm này bao gồm Metronidazole ( Flagyl ) và Tinidazole ( Tindamax , Fasigyn ).

Metronidazole thường được cho trong 10 ngày, hoặc bằng miệng hoặc trực tiếp vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) để diệt amíp và nang giới hạn trong ruột. Loại thuốc này thường được dùng kèm với các thuốc khác như Iodoquinol , Paromomycin(Humatin) và Diloxanide furoate (Furamide)…khi có các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.

Ngoài ra một số loại thuốc giảm đau, chống tiêu chảy, chướng hơi, đầy bụng cũng có thể được chỉ định khi bệnh nhân gặp phải các biểu hiện này.

Làm thế nào để phòng ngừa tái phát nhiễm khuẩn Amip

Mặc dù nhiễm khuẩn Amip gây bệnh đại tràng và nhiều mối nguy hại cho sức khỏe nhưng chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa và phòng tránh được bệnh tái phát bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng như đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:

  • Hãy rửa tay kỹ với xà phòng trước khi ăn hay khi chế biến thực phẩm
  • Rửa trái cây và rau quả trước khi ăn. Một số loại trái cây có vỏ tốt nhất nên gọt sạch vỏ trước khi ăn
  • Uống nhiều nước. Nước uống phải được đun sôi trước khi uống
  • Tránh sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga bởi chúng gây kích thích niêm mạc đại tràng và tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn Amip gây bệnh đại phát triển.
  • Tránh uống sữa, phô mai, hoặc các sản phẩm sữa không được xử lý qua tiệt trùng
  • Tránh ăn các thức ăn được bày bán ngoài đường phố không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM

Ẩn

Bình luận

Nhiễm khuẩn Amip đường ruột gây bệnh đại tràng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn