Bệnh áp xe hậu môn trực tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Áp xe hậu môn trực tràng là hiện tượng viêm nhiễm hậu môn lâu ngày sinh ra các túi mủ gần hậu môn, gây ra đau đớn, khó chịu. Vậy nguyên nhân nào khiến bạn có mắc bệnh áp xe hậu môn trực tràng, cách giải quyết nó như thế nào để không bị tái phát. Tất cả những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết này.

hình ảnh áp xe hậu môn trực tràng.jpg

5 nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn trực tràng

Xác định nguyên nhân hình thành áp xe hậu môn là cách tốt nhất giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả và bảo vệ sức khỏe của mình. Cùng tìm hiểu xem những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sai đây:

1. Vệ sinh hậu môn và vùng kín không sạch sẽ

Đây là nguyên nhân gây áp xe hậu môn trực tràng phổ biến nhất. Hậu môn và vùng kín là những nơi nhạy cảm, môi trường kín và thường xuyên ẩm ướt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn gây bệnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến các mủ tụ vỡ ra và tạo thành các nốt áp xe. Những nốt này cần được chữa trị dứt điểm để không lan ra các vùng da xung quanh.

2. Hệ miễn dịch suy giảm

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn trực tràng do suy giảm hệ miễn dịch

Cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch được xác định là nguyên nhân làm bệnh áp xe hậu môn trực tràng nặng hơn. Cần đặc biệt chú ý tới các đối tượng sau: trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người thiếu máu, đái tháo đường, … vì đây là những đối tượng dễ tái phát bệnh khi niêm mạc hậu môn chưa lấy lại khả năng đề kháng.

3. Mắc các bệnh lý về hậu môn

Theo các chuyên gia, những người mắc các bệnh lý về hậu môn như: nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, viêm nang lông tại vùng da xung quanh hậu môn… đều có thể bị bệnh áp xe hậu môn. Ngoài ra, nhiễm trùng ở ống tuyến đổ vào hốc là một trong những nguyên nhân dẫn tới áp xe hậu môn. Nhiễm trùng tại ống tuyến đổ vào hốc có thể lan rộng tới nhiều bộ phận xung quanh và gây áp xe hậu môn.

+ Nếu nhiễm trùng có xu hướng xâm lấn lên trên ống hậu môn và phía dưới trực tràng thì các nốt áp xe sẽ hình thành ở giữa các lớp cơ trong hậu môn và trực tràng.

+ Nếu nhiễm trùng xâm lấn xuống dưới ống hậu môn và lan ra phía bên ngoài hậu môn thì sẽ gây áp xe dưới da, bán niêm mạc hậu môn và vùng da xung quanh.

4. Tổn thương sau tiểu phẫu

Một số thủ thuật điều trị các bệnh hậu môn trực tràng như rĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hoặc nong niệu đạo, sinh nở… nếu không được tiến hành một cách khoa học và đảm bảo an toàn, có thể gây ra những tổn thương viêm nhiễm tại hậu môn và mô xung quanh. Từ đó tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển mạnh và dễ hình thành áp xe hậu môn.

Ngoài ra, những cuộc xét nghiệm, kiểm tra hậu môn bằng những công cụ chưa được vô trùng có thể tạo nên viêm nhiễm hậu môn và dẫn tới áp xe hậu môn.

5. Dùng thuốc điều trị

uống thuốc quá nhiều có thể khiến bạn mắc áp xe hậu môn trực tràng..jpg

Một số loại thuốc dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến hậu môn và trực tràng thường có tính kích ứng rất cao. Nếu tự ý sử dụng hoặc dùng trong một thời gian dài có thể gây ra ngứa hậu môn, hoại tử tại vùng da bị ngứa và hình thành áp xe hậu môn.

Các nguyên nhân khác như chấn thương ở hậu môn do quá trình lao động nặng, luyện tập thể thao; dị vật ở hậu môn người bệnh cũng không nên bỏ qua. Nếu thường gặp một trong những nguyên nhân trên đây thì khả năng mắc bệnh áp xe hậu môn trực tràng là rất cao. Lúc đó, người bệnh cần tìm hiểu ngay cách chữa áp xe hậu môn.

Cách điều trị bệnh áp xe hậu môn trực tràng hiệu quả

Chữa áp xe hậu môn tùy thuộc vào từng giai đoạn mắc bệnh. Thông thường, bệnh có 2 giai đoạn chủ yếu: cấp tính và mãn tính. Dưới đây là cách chữa cụ thể cho từng giai đoạn:

1. Chữa áp xe hậu môn giai đoạn cấp tính

Giai đoạn này là thời điểm các áp xe đang hình thành. Nếu áp dụng cách điều trị phù hợp thì sẽ ngăn chặn thành công các áp xe không tiến triển hơn. Một số cách được áp dụng phổ biến đó là:

–  Dùng thuốc kháng sinh

Đa phần các loại thuốc kháng sinh có tác dụng diệt tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn để hạn chế nhiễm trùng. Tuy nhiên, thuốc không ngăn chặn được quá trình tạo mủ để hình thành áp xe. Một số loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đó là: Penicillin, Tetracyclin, Aminoglycosid, … Thuốc được dùng mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng bệnh.

xông hơi chữa áp xe hậu môn

– Áp dụng cách làm dân gian

Các cách làm dân gian được sử dụng bằng việc ngâm rửa hậu môn để làm sạch vết thương. Một số cách thường được áp dụng đó là: ngâm nước muối ấm, dùng lá tía tô và lá kinh giới, nấu nước lá trầu không, … Việc tiến hành ngâm rửa nên tiến hành 2 – 3 lần/ngày để giảm đau và giúp ổ áp xe nhanh lành hơn.

– Cải thiện chế độ ăn uống

Việc ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nhuận tràng sẽ ít tác động lên các áp xe đang hình thành. Do đó, bạn cần cải thiện bữa ăn của mình bằng những thực phẩm giàu protein, sắt để bổ sung máu và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như: ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, hoa quả tươi,…

2. Chữa áp xe hậu môn giai đoạn mãn tính

Khi đã hình thành các áp xe thì bệnh được đánh giá là nghiêm trọng. Cần phải có tác động ngoại khoa để loại bỏ dịch áp xe thì mới mong bệnh có thể chữa khỏi. Cách điều trị như sau:

– Dùng phương pháp dẫn lưu mủ áp xe

Bác sĩ sẽ điều trị bằng cách gây tê cục bộ để giảm đau và xác định vị trí ổ áp xe rồi dẫn lưu mủ ra ngoài bằng các thiết bị y tế chuyên dụng. Nếu ổ áp xe thông với đường rò, nhất định phải loại bỏ đường rò và tổ chức xơ dưới da. Tuy nhiên, khi thực hiện cần hết sức chú ý để phá hủy hoàn toàn tổ chức xơ dưới da mà vẫn không làm tổn thương cơ thắt, tránh biến chứng đi cầu không tự chủ. Trong quá trình điều trị bác sĩ vẫn sẽ kê các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm để giúp áp xe thương mau lành.

phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT chữa áp xe hậu môn trực tràng.jpg

– Điều trị bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu HCPT

Đây là một phương pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn trực tràng được áp dụng phổ biến hiện nay. HCPT áp dụng điện kẹp HCPT, dao điện HCPT trực tiếp lên vùng hậu môn bị áp xe làm co vết thương và không còn lở loét. Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu này có ưu điểm là ít gây đau, vết thương nhỏ, mau lành, an toàn không biến chứng và khả năng tái phát không cao. Để chữa bằng cách này thì bạn nên đến những chuyên khoa Ngoại tiêu hóa có uy tín.

Sau khi áp dụng những cách này người bệnh nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sỹ để kiểm tra lại vết mổ đã phục hồi hoàn toàn chưa, có bị viêm nhiễm hay không để có các giải pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh áp xe hậu môn trực tràng mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Hi vọng những thông tin sẽ giúp bạn phòng tránh được căn bệnh khó chịu này. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

THÔNG TIN LIÊN QUAN:

Bình luận

Bệnh áp xe hậu môn trực tràng: Nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn