Bệnh đại tràng dài: Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đại tràng dài là một căn bệnh hiếm gặp ở đại tràng nên không được nhiều người biết đến. Do vậy mà rất nhiều bệnh nhân khi được chuẩn đoán mắc bệnh đều không hiểu tại sao mình bị bệnh này. Những thông tin dưới đây sẽ giúp người bệnh hiểu và biết cách điều trị căn bệnh này đúng cách.
Tổng quan về bệnh đại tràng dài
Bệnh đại tràng dài là gì?
Bệnh đại tràng dài còn được gọi với tên khác là hay còn gọi là Dolichocolon. Căn bệnh này chỉ tình trạng chiều dài của đại tràng ở một số người vượt quá giới hạn trung bình của đại tràng là 135cm đến 150cm. Bệnh có thể được phát hiện thông qua chụp X-quang hoặc MRI và thường được phát hiện một cách tình cờ khi bệnh nhân thực hiện các kỹ thuật trên để chuẩn đoán một căn bệnh nào khác. Trong hầu hết các trường hợp chứng đại tràng dài thường xảy ra ở đại tràng bên trái.
Cấu tạo của đại tràng ( ruột già)
Nguyên nhân gây bệnh đại tràng dài
Bệnh đại tràng dài có thể là bẩm sinh, một số em bé ngay từ khi sinh ra đã bị. Căn bệnh này cũng có thể phát triển thứ phát vì những nguyên nhân sau:
- Do hậu môn trực tràng bị tổn thương kéo dài
- Do rối loạn nội tiết : Bệnh đại tràng dài có thể là khởi phát sau khi mắc các chứng to các cực, chứng phù niêm…
- Do nhiễm độc: Một số người nghiện thuốc phiện hay từng bị nhiễm độc chì có nguy cơ bị bệnh đại tràng dài cao.
Nhận biết triệu chứng của bệnh đại tràng dài
Táo bón là triệu chứng đặc trưng nhất của căn bệnh này. Thông thường khi đi qua đại tràng phần thức ăn sẽ được hút bớt nước, tiêu hóa nốt chất dinh dưỡng còn lại và chuyển hóa thành phân. Tuy nhiên do đại tràng dài , phân phải di chuyển trong đại tràng lâu hơn dẫn đến bị hút nước nhiều hơn và trở nên khô cứng. Từ đó dẫn đến chứng táo bón. Biểu hiện táo bón ở bệnh nhân có thể diễn ra không thường xuyên hoặc nặng hơn có thể trở thành kinh niên.
Hiến gặp hơn là các biểu hiện đau bụng và nôn ói xảy ra khi đại tràng dài gây xoắn hoặc nghẹt ruột. Đây là biểu hiện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh đại tràng dài
Mục tiêu điều trị của bệnh đại tràng dài là làm giảm triệu chứng táo bón là chính. Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thuốc nhuận tràng thẩm thấu Sorbitol với liều lượng mỗi ngày hai góc. Nếu cần thiết người bệnh cần dùng thêm men tiêu hóa để cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Để giảm táo bón bệnh nhân cũng cần áp dụng một số biện pháp đơn giản như:
- Ăn uống đúng cách: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ, các loại trái cây chứa nhiều kali ( như chuối, đu đủ, xoài chín), các loại rau có tính mát như mồng tơi, khoai lang, rau đay . Tránh ăn đồ ăn cay nóng, các loại trái cây có vị chát hoặc nhiều hạt.
Bệnh nhân nên thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung chất xơ
- Uống nhiều nước hơn bình thường ( ít nhất 2 lít nước mỗi ngày)
- Tập thói quen đi đại tiện vào 1 giờ nhất định trong ngày
- Massage ổ bụng: Thường xuyên dùng tay massage bụng theo chiều kim đồng hồ giúp đại tràng co bóp mạnh hơn. Từ đó phân sẽ di chuyển trong đại tràng nhanh hơn và hạn chế được tình trạng táo bón. Tuy nhiên cần lưu ý không nên thực hiện động tác này khi bụng đang quá đói hoặc lúc mới ăn xong.
Tìm hiểu chi tiết: Hướng dẫn cách xoa bụng chống táo bón, giảm đau đại tràng
Trong trường hợp bệnh viêm đại tràng dài gây biến chứng xoắn, nghẹt ruột hoặc đã áp dụng những biện pháp trên mà chứng táo bón kinh niên vẫn không được cải thiện thì bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng chậu hông.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!