Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Sa trực tràng và bệnh trĩ là hai căn bệnh ở hậu môn trực tràng hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng do có những đặc điểm tương đồng trong biểu hiện bệnh nên một số bệnh nhân thường nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này. Từ đó dẫn đến những sai lầm trong điều trị bệnh, làm kéo dài thời gian điều trị và gây tốn kém chi phí cũng như làm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bệnh nhân. Để tránh rơi vào tình cảnh tương tự, bạn nên nắm rõ một số thông tin dưới đây để biết cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ cho đúng.

Để phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ thì trước tiên bạn cần nắm rõ khái niệm về hai căn bệnh này:

– Bệnh sa trực tràng: Là tình trạng thành trực tràng thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn và nằm ở bên ngoài lỗ hậu môn, có thể sờ thấy bằng tay. Trực tràng có thể bị sa ra ngoài một phần hay toàn bộ.

– Bệnh trĩ: Là sự xuất hiện của các búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch nằm ở mô xung quanh hậu môn. Búi trĩ có thể xuất phát từ trên hoặc dưới đường lược nên tùy thuộc vào vị trí xuất hiện này mà bệnh trĩ được chia thành 3 loại gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

Phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ chính xác nhất

Bạn có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt được hai căn bệnh này thông qua một số đặc điểm dưới đây:

1. Về nguyên nhân gây bệnh

– Nguyên nhân gây bệnh trĩ: Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, mang thai, bị táo bón kinh niên hoặc do thói quen ngồi nhiều, ít vận động.

– Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng: Bên cạnh những nguyên nhân tương tự như ở bệnh trĩ thì chúng ta còn có thể bị sa trực tràng vì một số lý do khác như: Trực tràng không dính vào thành bụng sau, van trực tràng kém phát triển, vùng hậu môn trực tràng bị dị dạng bẩm sinh,suy dinh dưỡng hoặc do ảnh hưởng của phẫu thuật sản phụ khoa. Ngoài ra những người bị bệnh trĩ, polyp hậu môn trực tràng hoặc mắc bệnh sỏi bàng quang làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân cũng có nguy cơ bị sa trực tràng rất cao.

2. Sự khác nhau về khối sa 

– Ở bệnh trĩ: Bề mặt khối sa của búi trĩ chính là lớp niêm mạc nằm bên trong ống hậu môn ( trĩ nội) hoặc là lớp da nằm ngoài rìa hậu môn ( nếu là trĩ ngoại). Khối sa có thể được tạo thành từ một hoặc nhiều búi trĩ có kích thước to nhỏ không đồng đều.

Ở bệnh sa trực tràng: Khối sa là một phần hay toàn bộ trực tràng nằm bên trong hoặc sa hẳn ra bên ngoài hậu môn. Chúng là một khối to đồng tâm, có nhiều nếp niêm mạc hình tròn.

3. Về hiện tượng chảy máu khi đi ngoài

Phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ qua triệu chứng chảy máu

– Đối với những người bị trĩ: Có hiện tượng đi ngoài ra máu ngay từ giai đoạn đầu của bệnh. Khi búi trĩ mới hình thành lượng máu chảy ra thường ít và búi trĩ cũng còn nhỏ nên không gây đau. Theo thời gian bệnh sẽ phát triển nặng hơn, các búi trĩ cũng sưng to và lượng máu chảy khi đi cầu cũng nhiều hơn. Máu có thể nhỏ thành giọt hoặc bắn thành tia.

– Đối với người bị sa trực tràng: Có máu đỏ tươi chảy ra ít và thường hiện tượng này không kéo dài. Kèm theo đó là tình trạng ẩm ướt thường xuyên ở hậu môn do khối sa trực tràng tiết ra nhiều dịch. Thế nhưng bệnh không gây đau đớn như khi mắc bệnh trĩ.

4. Về các giai đoạn phát triển của bệnh

– Bệnh trĩ: Bệnh trĩ được chia làm 4 cấp độ phát triển. Khi bị bệnh trĩ nội, các búi trĩ chưa xuất hiện nếu bệnh mới ở giai đoạn 1 và bắt đầu từ giai đoạn 2 bạn sẽ bắt đầu nhận thấy sự hiện diện của búi trĩ bên ngoài hậu môn mỗi khi đi cầu.

– Bệnh sa trực tràng: Căn cứ vào mức độ sa của lớp niêm mạc trực tràng ra bên ngoài hậu môn mà bệnh sa trực tràng được chia thành 3 giai đoạn phát triển gồm: Sa trực tràng không hoàn toàn, sa trực tràng hoàn toàn và sa nặng. Ngay ở giai đoạn đầu bị bệnh, khối sa đã nằm hẳn bên ngoài hậu môn với chiều dài có thể lên đến 3cm.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn biết cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ. Việc tự chẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà rất dễ dẫn đến những sai lầm đáng tiếc, vì vậy nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh bạn nên tìm tới các chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để được thăm khám và điều trị chính xác căn bệnh mình mắc phải.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Ẩn Các phương pháp YHCT là lựa chọn tối ưu cho người viêm đại tràng

Công thức BÍ TRUYỀN Của Người Tày Giúp Trị Viêm Đại Tràng TẬN GỐC

Xem ngay

Bình luận

Cách phân biệt bệnh sa trực tràng và trĩ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn