Mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng cực hay
Hiện nay có không ít người đang chịu ảnh hưởng bởi căn bệnh viêm đại tràng, bao gồm mọi lứa tuổi từ trẻ em cho tới người già. Những triệu chứng khó chịu của căn bệnh này sẽ bị đẩy lùi một cách nhanh chóng nếu như bệnh nhân biết được những mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng cực hay dưới đây.
Tại sao riềng có tác dụng chữa viêm đại tràng?
Riềng vốn thuộc họ gừng và có tên khoa học là Languas officinarump. Loại cây này rất dễ trồng nên có mặt ở khắp các vùng miền của nước ta. Chính vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn đi qua các nơi khác mà người dân ở đây gọi củ riềng là Phong khương hay Kìm sung ( người Dao), có khá ( dân tộc Thái).
Trong dân gian, củ riềng được người dân sử dụng nhiều với mục đích làm gia vị trong các món ăn có thịt chó hay dùng để kho cá…Tuy vậy tác dụng chữa bệnh của củ riềng thì rất ít người biết tới.
Từ lâu, riềng đã được đưa vào danh mục thuốc của y học cổ truyền. Các tài liệu y học cổ ghi nhận riềng có vị cay, tính ấm và có tác dụng tán hàn, ôn trung, kháng viêm, giảm đau và kích thích tiêu hóa thức ăn. Y học hiện đại cũng đã sử dụng chiết xuất từ củ riềng trong một số loại thuốc hay TPCN nhằm mục đích chữa đau bụng, chống chướng hơi, giảm đau dạ dày, điều trị viêm đại tràng, viêm thanh quản, sốt rét…
Thêm vào đó, nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh được các hoạt chất có trong gừng có tác dụng làm co giãn mạch máu, chống lại hiện tượng co thắt ở các cơ của đường ruột, giúp thải lọc máu và giúp các vết loét trong đường ruột mau lành hơn. Đây chính là những lý do tại sao mà mẹo chữa bệnh viêm đại tràng bằng riềng được đông đảo bệnh nhân quan tâm tìm hiểu và sử dụng trong nhiều năm qua.
Cách chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng
Củ riềng rất lành tính nên việc sử dụng riềng chữa viêm đại tràng đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang lại hiệu quả tốt và an toàn. Để chữa bệnh chúng ta có thể dùng riềng dưới dạng tươi hay khô làm thuốc sắc uống. Đôi khi củ riềng còn được sử dụng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để làm tăng tác dụng của thuốc. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng bệnh nhân có thể tham khảo:
# Cách 1: Chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng và lá lốt
– Chuẩn bị: Riềng tươi và lá lốt mỗi vị 20g
– Cách thực hiện: Hai vị thuốc trên rửa sạch, cắt nhỏ ra và cho vào ấm đun sôi kỹ lấy nước uống. Chia thuốc làm 3-4 lần uống hết trong ngày.
# Cách 2: Chữa rối loạn tiêu hóa, chán ăn do viêm đại tràng
– Chuẩn bị: riềng khô, bạch truật, hoài sơn, phòng sâm , đinh lăng mỗi vị 16g; liên nhục, sơn thù, bạch linh, cam thảo, ngũ gia bì mỗi vị 12g; táo tầu 4 quả; sinh khương, thảo quả mỗi vị 6g; trần bì 10g
– Cách thực hiện: Các vị thuốc trên tạo thành một thang đem sắc làm 3 lần, mỗi lần lấy 100ml. Sau đó trộn chung số thuốc thu được ở các lần sắc lại với nhau cho đều và chia ra uống 2-3 lần cho hết. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang, không dùng lại bã cho ngày hôm sau.
# Cách 3: Trị tiêu chảy do viêm đại tràng
- Riềng tươi và búp ổi non mỗi vị 20g, vỏ chuối xanh đã được sao qua 30g. Các vị trên cho vào ấm, thêm 2 chén nước và nấu sôi khoảng 10 phút rồi gạn lấy nước uống giúp làm ấm bụng và trị tiêu chảy rất công hiệu.
- Củ riềng tươi, lá nhót, lá mã đề mỗi vị 20g. Đem riềng xắt mỏng và lá nhót cần sao vàng, hạ thổ. Sau đó cho tất cả các vị thuốc sắc uống mỗi ngày 3 lần.
- Củ riềng và lệ chi mỗi thứ 20 g, bạch truật 16g đem sao vàng hạ thổ, quế 8g. Các vị trên tạo thành một thang sắc lấy nước đặc chia 3 lần uống mỗi ngày.
- Riềng khô ,Trần bì, Củ gấu, Sa nhân, Gừng khô chuẩn bị với lượng bằng nhau. Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem nghiền cho thật mịn, tán nhỏ ra. Ngày uống 3 lần x 6g một lần.
# Cách 4: Chữa chứng đau bụng và nôn ói do viêm đại tràng
– Nguyên liệu: Riềng tươi 8g và 3 quả đại táo.
– Cách thực hiện: Cho hai nguyên liệu trên vào ấm và đổ 1 chén con nước vào sắc. Nấu đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì gạn ra chia uống 3 lần trong ngày.
# Cách 5: Chữa chứng chán ăn ở người bị viêm đại tràng
– Nguyên liệu: Củ riềng được sao bằng dầu vừng 40g, can khương 40g đem nướng.
– Cách thực hiện: Hai vị này giã nhỏ ra và trộn chung với mật lợn vo thành những viên nhỏ cỡ hạt bắp, ngày uống 15-20 viên tùy theo tình trạng bệnh.
Lưu ý khi chữa bệnh viêm đại tràng bằng củ riềng
- Củ riềng cũng giống như tất cả mọi thảo mộc khác không nên sử dụng chữa viêm đại tràng trong lúc mang thai nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.
- Một số bệnh nhân có thể bị dị ứng sau khi sử dụng riềng. Chính vì vậy nếu người bệnh gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào bất thường như ngứa ngáy, khó chịu trong người sau khi dùng gừng thì không nên tiếp tục dùng nguyên liệu này chữa bệnh nữa.
- Gừng có tính nóng nên bệnh nhân bị táo bón, cao huyết áp không nên dùng
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!