BẠCH THƯỢC có tác dụng gì, tại sao được coi là dược liệu quý
Bạch thược là loại cây có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và trồng phổ biến ở một số nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, … Ở Việt Nam, cây bạch thược phân bố ở Sa Pa, Tam Đảo hay Đà Lạt là chính. Đây là một vị thuốc được dùng trong đông y khá phổ biến vì có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy bạch thược có tác dụng gì mà lại được coi là dược liệu quý?
Dược liệu bạch thược
Bạch thược còn có nhiều tên gọi khác như thược dược mộc bản thảo, một cốt hoa, tiêu bạch thược, … Tên tiếng Anh là Radix Paeoniae Albae, thuộc họ Mao Lương Ranunculaceae. Đây là cây sống lâu năm cao từ 0,5 – 1m. Rễ to và có thể dài tới 30cm, thân mọc thẳng đứng và không có lông. Lá mọc so le, xẻ sâu từ 3 – 7 thùy, hình trứng dài từ 8 – 12cm, rộng từ 2 – 4cm. Hoa mọc đơn, cánh hoa màu trắng, nhụy hoa màu vàng, mùa hoa thường kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9. Nó được đánh giá cao bởi có chứa nhiều Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin; tinh bột, Tanin, Canxi oxalat, một ít tinh dầu, axit benzoic, (1.07%); Paeoniflorigenone, Albìlorin, Galloylpaeoniflorin.
Vị thuốc này được sử dụng ở Việt Nam khá nhiều nhưng chúng ta vẫn không đủ nguyên liệu để sản xuất. Bình thường, chúng ta nhập khẩu bạch thược chủ yếu ở Trung Quốc tại các tỉnh trồng phổ biến loại cây này như Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông.
Bạch thược có tác dụng gì?
Đông y cho rằng bạch thược có vị đắng chua hơi hàn, khi đi vào 3 kinh can, tỳ, phế sẽ giúp nhuận gan, làm hết đau, dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu dùng để điều trị các chứng bệnh viêm đại tràng, viêm nấm phụ khoa, bệnh thần kinh, … Cụ thể như sau:
1. Các bệnh liên quan đến đại tràng
Đây là lợi ích rõ ràng nhất cho sức khỏe mà cây bạch thược mang lại. Nghiên cứu cho thấy, bạch thược có tính kháng viêm và ức chế nhu động ruột rất tốt nhờ vào hoạt chất Paeoniflorin. Nhờ tác dụng này mà mỗi khi đại tràng co bóp quá mức gây ra nhiều triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, nổi u cục cứng, … thì bạch thược sẽ giúp giảm co bóp và tống đẩy phân ở đại tràng từ đó giảm đau bụng cũng như số lần đi ngoài ở bệnh nhân đại tràng.
2. Chống viêm nhiễm
Bạch thược giúp ức chế các loại khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết.
3. Bạch thược chữa bệnh dạ dày
Tác dụng kháng viêm của bạch thược giúp những người bị viêm loét dạ dày mau chóng hồi phục vết loét. Nghiên cứu lâm sàng đã được thực nghiệm trên chuột sống và cho hiệu quả tốt.
4. Lợi tiểu
Thường xuyên sắc bạch thược uống sẽ giúp những người tiểu ít, bí tiểu sớm chữa khỏi bệnh.
5. Bảo vệ gan
Nhờ tác dụng chống lại sự hình thành huyết khối do tăng tiểu cầu, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng tới cơ tim làm hạ men Transaminaza nên bạch thược giúp bảo vệ gan hiệu quả, phòng ngừa các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan.
6. Ức chế dây thần kinh trung ương
Theo các tài liệu nghiên cứu, trong bạch thược có chứa thành phần hóa học Paeoniflorin (3,1%) có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương. Vậy nên, khi người nào đang bị căng thẳng thần kinh, muốn được thư giãn thì có thể sử dụng bạch thược.
Cách sử dụng bạch thược
+ Nếu dùng dạng sống (tươi hoặc khô) thì mang lại hiệu quả tốt khi không may mắc các chứng: nhức đầu, chân tay đau nhức, trị tả lỵ, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó, đái đường; giải nhiệt, chữa cảm mạo.
+ Nếu dùng dạng sao tẩm giúp điều trị tốt hơn các bệnh như rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, đau bụng kinh, rong kinh.
Chú ý: Tuy là một vị thuốc tốt nhưng không phải ai cũng thích hợp để sử dụng. Những người sau đây không nên sử dụng bạch thược: người tỳ khí hư hàn, đầy trướng không tiêu, mụn đậu, sản hậu, đau bụng do lạnh, tiêu chảy.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!