Bị tiêu chảy nhưng không đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh tiêu chảy nhưng không đau bụng còn gọi là bệnh tiêu chảy cấp. Khi liên tục bị tiêu chảy thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải ở nhiều mức độ khác nhau. Khi tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần thì bệnh có thể gây rối loạn hấp thu dẫn đến cơ thể dễ bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân bị tiêu chảy nhưng không đau bụng là gì?

Bị tiêu chảy nhưng không bị đau bụng phần lớn là do nhiễm trùng từ các vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Ngoài triệu chứng tiêu chảy liên tục thì người bệnh sẽ có nhiều triệu chứng khác đi kèm như nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân.

1. Do trực khuẩn Salmonela

Bệnh tiêu chảy nhưng không đau bụng do trực khuẩn Salmonela gây ra

Salmonela là một trực khuẩn gram âm, có lông, có sức đề kháng tốt ở môi trường bên ngoài. Nó có thể sống trong đất 2 – 3 tháng, trong nước và phân 2 – 3 tuần; trong các thực phẩm đông lạnh 1 – 3 tháng và trong nước sôi 100ºC khoảng 5 phút. Loại vi khuẩn này thường khu trú ở thịt, sữa, trứng. Các trường hợp nhiễm trùng trực khuẩn Salmonela đều là do ngộ độc thức ăn. Sau 12 – 36h nhiễm thì sẽ xuất hiện các biểu hiện: đau bụng dữ dội vùng thượng vị và quanh rốn, đôi khi cơn đau lan khắp bụng; buồn nôn và nôn nhiều lần, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân thối, nhiều nước, không mót rặn, trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu; kèm theo sốt cao 38 – 40 độ, người rét run, nhức đầu mệt mỏi, khát nước, môi khô, mắt trũng, đái ít…

2. Do virus Rota

Vi rus rota gây tiêu chảy nhưng không đau bụng

Virus Rota thuộc họ Reoviridae, hình cầu, có 7 túyp huyết thanh đã được đánh dấu từ A đến G. Trong đó, chỉ có nhóm A, B, C gây tiêu chảy ở người. Virus Rota sống được ở nhiều nơi như phân, nước lạnh (-20ºC), đặc biệt khả năng kháng Clo của nó khá mạnh. Đối tượng mắc bệnh tiêu chảy do Rota virus chủ yếu là trẻ em dưới 2 tuổi xâm nhập theo đường tiêu hóa là chính. Khi đã vào trong cơ thể thì nó sẽ gây tổn thương, phá hủy các tế bào trụ của niêm mạc ở ruột non, dẫn đến hấp thu nước, đường, chất béo kém. Các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 24 – 48h nhiễm virus bao gồm: sốt cao hoặc không sốt, nôn nhiều, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, …

3. Do vi khuẩn tụ cầu

Ngoại độc tố tụ cầu lây chủ yếu qua đường tiêu hóa do thực phẩm bị ô nhiễm. Khi ăn những thực phẩm này thì vi khuẩn tụ cầu sẽ nhanh chóng thấm vào niêm mạc dạ dày, ruột và máu tác động lên thần kinh thực vật làm xuất hiện cường phó giao cảm dẫn đến trụy tim mạch. Sau khoảng 1h thì bệnh nhân cảm thấy đau bụng dữ dội vùng thượng vị nhiều hơn vùng rốn hoặc đau quặn từng cơn; buồn nôn và nôn nhiều lần trước khi đi tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước; một số có thể bị sốt hoặc không sốt nhưng vẫn thấy nhức đầu, mệt mỏi. Bệnh gây tử vong ở trẻ nhỏ hoặc người già suy kiệt sức khỏe.

Cách điều trị tiêu chảy nhưng không đau bụng

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị tiêu chảy thường là phân nát kèm nhiều nước nên dẫn đến cơ thể thiếu nước. Ngay sau khi đi đại tiện thì bạn cần uống ngay một ly nước ấm để bù vào lượng nước vừa mất đi. Việc bù nước rất quan trọng để cơ thể không bị rối loạn điện giải.

tiêu chảy nhưng không đau bụng cần uống nước để bù cho cơ thể.jpg

Ngoài nước lọc thì bạn có thể dùng Oresol. Đây là chất bột giúp bù chất điện giải đã mất cho cơ thể. Lấy một gói pha với 1l nước sôi nguội, uống liên tục trong ngày. Nếu bị tiêu chảy ít nhất 20 lần/ngày thì có thể sử dụng 2 – 3 gói. Cần chú ý pha đúng tỉ lệ để có hiệu quả tốt nhất. Nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, ngược lại nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.

2. Ăn những thực phẩm đúng cách

Nguyên tắc ăn uống của bệnh nhân bị tiêu chảy là bổ sung dinh dưỡng bị mất và giảm bớt sự kích thích cơ học và hóa học đối với đường tiêu hóa. Ban đầu, nếu bị tiêu chảy liên tục thì cần nhịn ăn để đường ruột được nghỉ ngơi. Sau khi bệnh có dấu hiệu phục hồi thì mới bắt đầu ăn với các món ăn nhẹ, dưỡng ẩm, lợi khí như cháo, canh trứng, mì nước, nước rau, nước quả, bánh nướng, bánh bao mềm, sữa chua, chuối, … rồi chuyển sang các món ăn thông thường khác. Ăn uống như vậy sẽ giúp từng bước phục hồi chức năng của đường ruột, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu triệt để. Mỗi bữa ăn như vậy cần chia làm 6 – 7 bữa để dạ dày không phải làm việc quá sức.

3. Uống thuốc chống tiêu chảy

tiêu chảy nhưng không đau bụng có thể dùng thuốc.jpg

Khi bị tiêu chảy nhưng không có dấu hiệu suy giảm thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây. Tuy nhiên, bạn nên hỏi cụ thể dược sĩ để chọn được loại thuốc tốt, không nên uống quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số loại thuốc tây được khuyên nên sử dụng:

+ Thuốc bao phủ, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus, kí sinh trùng: Atapulgit, Diosmectite (Smecta)…

+ Thuốc giúp giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột, giữ phân trong đường ruột lâu hơn: Loperamid, Diphenoxylate, …

+ Thuốc bổ sung men vi sinh dạng bột hoặc dạng nước: Enterogermina, Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium,…

Tốt nhất, nếu bị bệnh tiêu chảy những không đau bụng kéo dài quá 2 ngày, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Tránh để quá lâu, có thể khiến cơ thể bị suy nhược, dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bình luận

Bị tiêu chảy nhưng không đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn