Nguyên nhân bị tiêu chảy thường xuyên có thể bạn đang mắc phải

Việc phát hiện sớm nguyên nhân tiêu chảy sẽ giúp việc điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Tuy nhiên phần lớn người bệnh không tự xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy mà chỉ quan tâm đến việc mua thuốc chống tiêu chảy về uống để cắt giảm số lần đi cầu. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giới thiệu về các nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy để việc điều trị và phòng ngừa bệnh dễ dàng hơn.

7 nguyên nhân tiêu chảy bạn nên biết 

1. Nhiễm khuẩn

nguyên nhân tiêu chảy phổ biến là do nhiễm khuẩn.jpg

Nguyên nhân bị tiêu chảy thường xuyên được nhắc đến sẽ là nhiễm khuẩn do các virus hay vi khuẩn xâm nhập vào hệ đường ruột và tấn công.Trong đó, có đến 80% là do virus Rotavirus; số còn lại là do các vi khuẩn, ký sinh trùng như Shigella, Salmonella, E.coli, các ký sinh trùng như Giardia Lamblia, Entamoeba. Bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể dẫn đến tiêu chảy cấp hoặc tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể bị mất nước; khi đó nếu không kịp bù nước thì nguy cơ tử vong là rất cao.

2. Hội chứng ruột kích thích

Đây là căn bệnh không gây ra bất kì tổn thương nào trong đường ruột nhưng lại khiến cho bệnh nhân gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu như táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, đau ở hố chậu phải hay vùng thượng vị, đau hạ sườn hai bên, sôi bụng, chán ăn, phân có nhiều chất nhày giống như nước mũi.

3. Do ăn uống không đúng cách

Chế độ ăn uống không điều độ kéo dài hoặc sử dụng các thức ăn bị dị ứng sẽ làm tổn thương niêm mạc ruột. Các triệu chứng thường thấy gồm tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng và phân có máu. Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể dẫn tới phát ban, sưng tấy và khó thở dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Những trường hợp này nên đưa vào viện để được các bác sĩ kiểm tra để không nguy hiểm tới tính mạng.

nguyên nhân tiêu chảy là thường xuyên ăn ở những nơi mất vệ sinh.jpg

4. Không dung nạp Lactose

Lactose là một loại đường có khá nhiều trong trái cây và mật ong, sữa và các chế phẩm sữa khác. Có nhiều trường hợp do yếu tố cơ địa nên không dung nạp được loại đường Lactose cho cơ thể. Nếu lần đầu sử dụng thì có thể gây ra biểu hiện đi ngoài phân lỏng sau khi sử dụng các sản phẩm chứa loại đường này.

Bên cạnh đó, các chất ngọt nhân tạo như Sorbitol và Mannitol có trong kẹo cao su và các sản phẩm nhiều đường khác có thể gây tiêu chảy ở một số người.

5. Lạm dụng thuốc

Thông thường, thuốc tây có nhiều tác dụng phụ đi kèm trong đó có chứng tiêu chảy. Khi sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), đặc biệt là Meclofenamat (Meclomen); thuốc kháng sinh; thuốc huyết áp; thuốc giảm độ chua dạ dày có chứa magie; thuốc chống ung thư có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại mà không theo sự hướng dẫn nào của thầy thuốc dễ làm nhiễu loạn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong đường ruột. Sự rối loạn này đôi khi dẫn đến nhiễm trùng với vi khuẩn gọi là Clostridium difficile có thể gây tiêu chảy.

6. Các bệnh về đại tràng

Nguyên nhân bị tiêu chảy thường xuất hiện ở một số bệnh lý về đại tràng như viêm đại tràng, bệnh Cronh, Ngoài triệu chứng tiêu chảy thì biểu hiện của bệnh thường đi kèm là sốt, đau bụng, có máu trong phân, chán ăn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy kiệt do hệ miễn dịch suy giảm, nguy cơ suy dinh dưỡng là rất cao.

các bệnh lý về đại tràng có kèm đau bụng tiêu chảy.jpg

7. Bệnh ung thư

Một số loại bệnh ung thư như ung thư ruột, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tuyến tụy thường bị đau bụng tiêu chảy kéo dài. Cụ thể như sau:

  • Ung thư ruột: Thời gian thường bị tiêu chảy vào lúc sáng sớm, thỉnh thoảng là các đợt táo bón xen kẽ. Ngoài ra, người bị ung thư ruột còn có các dấu hiệu đại tiện ra máu, giảm cân đột ngột, ăn không tiêu, đau vùng bụng dưới dữ dội.
  • Ung thư dạ dày: Đây là một trong bốn bệnh ung thư nguy hiểm nhất. Khi bị ung thư dạ dày thì bệnh nhân có thể bị tiêu chảy bất cứ lúc nào kèm theo phân có màu đen, đau bụng, mệt mỏi, sút cân, buồn nôn và có tình trạng ợ chua ợ nóng do acid trong dạ dày bị trào ngược.
  • Ung thư gan: Thống kê cho thấy có đến 50% bệnh nhân ung thư gan bị đau bụng kéo dài kèm tiêu chảy.
  • Ung thư tuyến tụy: Bệnh thường gây tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần kèm theo triệu chứng đau vùng thắt lưng, bụng chướng, sút cân không rõ lí do.

Qua những thông tin về nguyên nhân tiêu chảy trên, chắc chắn người bệnh sẽ tìm ra cách điều trị và phòng tránh bệnh sớm nhất để tránh những ảnh hưởng, tác động tiêu cực do bệnh gây ra. Chúc mọi người khỏe mạnh.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bình luận

Nguyên nhân bị tiêu chảy thường xuyên có thể bạn đang mắc phải

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn