Bí quyết chữa hội chứng ruột kích thích bằng con đường ăn uống
Ngày nay, việc điều trị hội chứng ruột kích thích không chỉ là dùng thuốc mà còn thông qua cả con đường ăn uống. Khi mắc căn bệnh này người bệnh không được ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ tiến triển nặng hơn gây ra các cơn đau bụng, táo bón, tiêu chảy triền miên. Dưới đây là một số giải pháp trong ăn uống giúp người mắc hội chứng ruột kích thích lên được thực đơn hoàn hảo để mau chóng đẩy lùi bệnh tật.
6 cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng ăn uống
1. Ăn nhiều bữa trong ngày
Khi bị hội chứng ruột kích thích, chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của đường ruột bị giảm sút đáng kể. Chính vì vậy nếu chúng ta vẫn giữ thói quen ăn uống thông thường là ăn ba bữa lớn trong ngày thì đường ruột sẽ bị quá tải trước một lượng thức ăn được đưa vào quá lớn khiến cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Bí quyết chữa hội chứng ruột kích thích bằng ăn uống nhiều bữa trong ngày
Như vậy việc chia nhỏ các bữa ăn là điều cần thiết đối với bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Thay vì ăn 3 bữa lớn người bệnh nên ăn làm 5-6 bữa trong ngày với lượng thức ăn ở mỗi bữa ít hơn. Các bữa ăn cũng không nên cách xa nhau quá, khoảng 2-3 giờ ăn một bữa là được. Cần lưu ý sắp xếp các bữa ăn theo một khung giờ nhất định và tuân thủ theo. Làm như vậy sẽ đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động dù đang bị bệnh.
2. Tuân thủ chế độ ăn kiêng của FODMAP
Chế độ ăn uống FODMAP tập trung vào việc cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các thức ăn chứa carbohydrate chuỗi ngắn hoặc có khả năng lên men. Đây là những loại thực phẩm khó tiêu hóa, có khả năng là gia tăng chất lỏng trong đường ruột dẫn đến sinh khí gây chướng hơi, đầy bụng, đau bụng và tiêu chảy. Như vậy việc thực hiện chế độ ăn kiêng của FODMAP sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Với cách chữa hội chứng ruột kích thích bằng ăn uống này người bệnh cần tránh ăn các thực phẩm như sữa, các sản phẩm có chứa fructose corn syrup cao ( bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ uống có gas…); Các loại rau như bông cải xanh, tỏi, atisô, hành tây, đậu lăng…Ngược lại có thể thay thế các loại thực phẩm trên bằng các thức ăn có lợi như kiwi, dưa honeydew, dưa đỏ và dâu tây,rau diếp, cà rốt, dưa chuột, bok choy, củ cải, khoai tây, và cà tím, đậu phụ, thịt gà, thịt bò, và cá….
3. Ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ hòa tan
Người mắc hội chứng ruột kích thích được khuyên ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan khi bị tiêu chảy. Chất xơ này khi vào trong cơ thể sẽ giúp hút bớt nước trong đường ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và giải độc cho cơ thể. Đây cũng chính là điều kiện cần để phân có thể đóng thành khuôn chứ không còn lỏng hoặc sống khi ra ngoài. Theo đó bệnh nhân không nên bỏ qua các loại thực phẩm như lê, táo, chuối, nho, nước ép đào…
Người mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn chuối
Bên cạnh đó các thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, cơm…cũng rất có lợi khi đang bị tiêu chảy mà người bệnh nên dùng.
4. Loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn
Đối với những người có sở thích ăn đồ ăn nhanh hoặc thường xuyên ăn các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ thì sẽ gặp nhiều bất lợi khi mắc hội chứng ruột kích thích. Đây là những thức ăn rất khó tiêu hóa, chúng có thể gây chướng hơi, đầy bụng và khiến đường ruột phải co bóp mạnh để tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến đau bụng.
Chính vì vậy loại bỏ các thức ăn nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn chính là bí quyết chữa hội chứng ruột kích thích bằng ăn uống đang được các chuyên gia khuyến khích áp dụng, ngay cả khi đã khỏi bệnh.
5. Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Đối với cơ thể nước hoạt động như một chất bôi trơn trong hệ tiêu hóa và góp phần đào thải độc tố cho cơ thể. Việc uống nhiều nước là cực kỳ cần thiết khi bị hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc táo bón.
Trong trường hợp bị tiêu chảy, cần uống bổ sung nước để bù đắp lượng chất lỏng đã bị thất thoát quá nhiều cho những lần đi tiêu liên tục. Ngược lại khi bị táo bón, nước lại giúp làm mềm phân và bôi trơn đường ruột để có thể tống khứ phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn.
Người bệnh cần uống ít nhất 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước pha dung dịch Oresol theo tỷ lệ hướng dẫn in trên bao bì. Tránh sử dụng nước ngọt có gas, đồ uống có cồn hay cà phê, trà đặc vì chúng gây kích thích các dây thần kinh ruột khiến bệnh nặng hơn.
6. Ăn các món ăn có lợi
Một số loại thực phẩm có thể chế biến thành các món ăn bài thuốc rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích. Dưới đây là 2 món ăn bệnh nhân nên dùng thử:
- Món số 1: Lá mơ chiên trứng gà
Trước tiên cần chuẩn bị 50g lá mơ lông, trứng gà ta 1 quả cùng với 10g gừng tươi. Lá mơ lông sau khi rửa sạch, cắt nhỏ thì đem trộn chung với lòng đỏ trứng và gừng giã nát. Đem chưng cách thủy hoặc chiên không dầu trên chảo chống dính ăn khi còn nóng.
Các hoạt chất trong là mơ giúp kháng khuẩn, chống co thắt đại tràng, giảm tiêu chảy và táo bón. Người mắc hội chứng ruột kích thích dùng món ăn này sẽ rất tốt.
- Món ăn số 2: Cháo cá diếc
Nguyên liệu cần dùng là 1 con cá diếc nhỏ khoảng 2 lạng và 100g g gạo tẻ. Cá diếc sau khi sơ chế sạch sẽ thì cho vào nồi nấu chín rồi vớt ra, dùng nước này để hầm gạo. Khi gạo như gỡ lấy phần thịt cá phi với hành băm nhuyễn cho thơm rồi cho vào nồi cháo quậy đều lên. Sau khi đã nêm gia vị vừa miệng thì tắt bếp. Dùng món ăn này có tác dụng chữa táo bón , đầy hơi, chướng bụng.
Trên đây là mẹo chữa hội chứng ruột kích thích bằng ăn uống mà bất kì bệnh nhân nào cũng nên thực hiện để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh mà không phải dùng thuốc. Trong ăn uống người bệnh không cần thiết phải kiêng khem quá mức nhưng cũng cần nhận diện các thức ăn tốt và không tốt cho bản thân để tiết chế, điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp.
NGƯỜI BỆNH NÊN TÌM HIỂU THÊM
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!