Manh tràng là gì, nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng
Ruột già chia ra làm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, manh tràng là bộ phận ít được đề cập đến. Bạn đã biết: Manh tràng là gì, nằm ở đâu, cấu tạo và chức năng của manh tràng chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị sau.
Ruột non thông với ruột già tại ranh giới giữa kết tràng và manh tràng.
⇒ Xem thêm nếu quan tâm: Đại tràng là gì? Vai trò, chức năng của đại tràng
Những điều chưa biết về manh tràng
Manh tràng là gì?
Manh tràng là một phần của trực tràng, là đoạn ngắn nhất và to nhất của đại tràng dài khoảng 6cm rộng khoảng 7cm.
Manh tràng nằm ở đâu?
Manh tràng nằm ở hố chậu phải. Hình chiếu của nó lên bề mặt chiếm 1 vùng hình tam giác nằm giữa các mặt phẳng bên phải, gian củ và dây chằng bẹn. Manh tràng giống như một túi cùng rộng liên tiếp ở trên với đại tràng lên ở ngang mức lỗ hồi tràng và ở bên dưới là với ruột thừa.
Cấu tạo của manh tràng
Ở đầu manh tràng có một đoạn ruột nhỏ dài khoảng 10cm như dính vào manh tràng. Đoạn ruột này chỉ nhỏ như một chiếc bút chì, hơi cong gọi là ruột thừa. Sở dĩ gọi đoạn này là ruột thừa vì trước đây cho rằng nó không có bất kỳ chức năng quan trọng nào và nếu cắt bỏ đoạn ruột thừa này cũng không ảnh hưởng gì đến cơ thể. Tuy nhiên ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã phát hiện trong đoạn ruột thừa này có một tổ chức lympho rất phong phú và nó đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể đảm nhận cả 2 chức năng lớn, đặc biệt của tế bào miễn dịch và dịch thể miễn dịch. Trong ruột thừa có chứa các tế bào lymphoB và lymphoT là những tế bào đặc biệt có tác dụng tiêu diệt các tế bào lạ và vi khuẩn có hại đối với cơ thể nên không thể tùy tiện cắt bỏ.
Ở mặt sau manh tràng tựa trên cơ chậu (thần kinh bì đùi ngoài nằm xen giữa manh tràng và cơ chậu) và cơ thắt lưng lớn bên phải, được ngăn cách với cả 2 cơ bởi mạc và phúc mạc. Sau manh tràng là ngách sau manh tràng – nơi mà ruột thừa thường nằm.
Ở phía trước manh tràng tiếp xúc với thành bụng trước, nhưng mạc nối lớn và một số quai ruột non có thể xen giữa. Manh tràng thường được phúc mạc phủ và được nối với hố chậu bởi mô liên kết lỏng lẻo. Có thể có 2 hoặc nhiều nếp phúc mạc (nếp sau manh tràng) nối mặt sau của nó và phúc mạc thành.
Hình ảnh giải phẫu manh tràng
Manh tràng có tác dụng gì?
Manh tràng đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa, bất kì vấn đề nào xảy ra với bộ phận này đều gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Chức năng của manh tràng là ngăn không cho các chất trong ruột non sang đại tràng quá nhanh và giúp các chất ở đại tràng không thể chảy ngược lên ruột non nhờ một van có hình như một cái phễu ở giữa manh tràng và hồi tràng.
Ngoài ra, nó còn có công dụng giúp giữ lại các chất đã được tiêu hóa ở ruột non để cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng.
Bệnh lý thường gặp ở manh tràng là bệnh viêm manh tràng. Bạn có muốn biết: Bệnh viêm manh tràng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!