Đại tràng và dạ dày khác nhau như thế nào?
Đại tràng và dạ dày là hai bộ phận khác nhau cùng nằm trong hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi mắc bệnh thì cả hai đều có nhiều triệu chứng giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, biết cách phân biệt hai bộ phận này là điều bạn nên nắm rõ.
Cách phân biệt đại tràng và dạ dày đúng nhất
Bạn có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt được hai bộ phận này thông qua một số đặc điểm dưới đây:
1. Về vị trí
– Vị trí của dạ dày: Dạ dày là một bộ phận dạng túi hình chữ J nằm giữa bụng, trên rốn và dưới thượng vị. Phần trên dạ dày nối với thực quản qua lỗ tâm vị. Phần dưới dạ dày nối với ruột non qua lỗ môn vị.
– Vị trí của đại tràng: Đại tràng (ruột già) là phần áp cuối trong ống tiêu hóa gắn liền với hậu môn.
2. Về cấu tạo
– Cấu tạo của dạ dày: Dạ dày được cấu tạo bởi 5 lớp xếp ngoài vào trong theo thứ tự như sau: lớp thanh mạc; tấm dưới thanh mạc; các lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo; tấm dưới niêm mạc và lớp niêm mạc dạ dày. Các cơ của dạ dày là những cơ trơn, còn có tên gọi là cơ tạng. Những cơ này được xếp theo nhiều hướng khác nhau để giúp tăng hiệu quả co bóp, nghiền thức ăn.
– Cấu tạo của đại tràng: Đại tràng cũng có 5 lớp chính đó là lớp thanh mạc; lớp dưới thanh mạc; lớp cơ gồm có cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong; lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc. Chiều dài của đại tràng khoảng 1,5m và kích thước ở mỗi người sẽ khác nhau. Đại tràng được chia làm ba phần chính là manh tràng, kết tràng và trực tràng.
3. Về chức năng của từng bộ phận
– Với dạ dày: Dạ dày có 2 chức năng chính rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa là nghiền và phân hủy thức ăn. Thức ăn sau khi đi được nhai trong miệng sẽ đi qua thực quản để xuống dạ dày. Tại đây, thức ăn sẽ được nghiền nát một lần nữa trước khi bị phân hủy.
Sau khi được nghiền nát thì dạ dày sẽ tiết dịch vị để nhào trộn thức ăn và đẩy xuống ruột non để tiếp tục tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Với đại tràng:
Thức ăn sau khi được nhai nuốt sẽ theo thực quản xuống dạ dày. Trong quá trình nhai, thức ăn cũng được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt. Tại dạ dày, thức ăn sẽ được nghiền nát một lần nữa.
– Với đại tràng: Chức năng chính của đại tràng là tiết dịch đại tràng, tổng hợp vitamin, hấp thu nước và muối, tạm thời chứa bã thức ăn, hình thành phân để bài tiết ra ngoài. Cụ thể:
+ Tíết dịch đại tràng: Niêm dịch đại tràng tiết lượng nhỏ chất dịch kiềm tính để bảo vệ niêm mạc ruột và làm mềm phân.
+ Tổng hợp vitamin: Các trực khuẩn đại tràng có ích có thể hấp thu thêm một số loại vitamin B và K còn sót lại trong thức ăn.
+ Chức năng hấp thu và tạo phân: Phần trên đại tràng sẽ hấp thu nước, muối và một ít chất dinh dưỡng. Phần dưới sẽ là bã thức ăn, vi khuẩn, chất bài tiết của ruột và tế bào thượng bì bong tróc của ruột hình thành phân. Nếu chức năng của đại tràng suy giảm, phân tích lại trong ruột lâu, lượng nước hấp thu sẽ tăng lên dẫn đến táo bón. Nếu nhu động ruột co bóp mạnh, lượng nước hấp thu ít thì phân sẽ bị nát gây ra tiêu chảy.
4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày và đại tràng
– Ở dạ dày: Dựa vào vị trí của dạ dày đã trình bày trên thì có thể xác định được cơn đau dạ dày xảy ra ở vùng trên rốn (thượng vị). Đây là vị trí gần xương ức, ngay dưới mũi ức. Đôi khi cơn đau có thể nằm xa mũi ức lệch về hai phía trái phải.
Bệnh nhân bị đau dạ dày thường đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn, cảm giác nóng rát ở bụng. Khi bụng no hoặc đói cơn đau đều có thể xuất hiện. Buồn nôn và nôn là hiện tượng thường gặp ở các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày, …
– Ở đại tràng: Các bệnh liên quan đến đại tràng thường có cơn đau ở dưới rốn. Tùy vào loại bệnh và mức độ mà cơn đau có thể là âm ỉ hoặc hơi đau quặn kèm theo cảm giác bụng chướng hơi. Bên cạnh đó, thói quen đại tiện của bệnh nhân sẽ liên tục thay đổi, sau mỗi lần đi đều có cảm giác mót nhưng không đi được gây đầy bụng, nặng bụng như có khối đá đè trong bụng. Bình thường, khi đi đại tiện sẽ thấy máu, đôi khi phân có mủ và có chất nhầy.
Bạn nên xem: Cách phân biệt bệnh viêm đại tràng và đại tràng co thắt
Khi mắc những căn bệnh ở đại tràng và dạ dày đều cần chữa trị sớm để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Khi có dấu hiệu mắc bệnh thì bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị. Chúc sức khỏe mọi người!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!