Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối và cách xử lý
Tình trạng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối có thể là bình thường nhưng cũng có thể gây rủi ro nếu có thái độ chủ quan. Hiện tượng tiêu chảy xảy ra thường khiến mẹ bầu lo lắng vì không biết có ảnh hưởng tới sực phát triển của bé hay không. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý qua bài viết này để có thêm kiến thức phòng bệnh.
8 nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối
Tiêu chảy là tình trạng có thể bắt gặp ở đối tượng nào không riêng gì phụ nữ mang thai. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, thì phụ nữ thường xuyên bị tiêu chảy với các triệu chứng gồm: buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút, đi ngoài phân lỏng, mùi chua, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Tình trạng tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:
- Ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh:
Đây chính là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai dễ mắc tiêu chảy nhất. Trong thời gian mang thai, sức đề kháng có phần suy giảm nên nếu không cẩn trọng trong vấn đề ăn uống thì rất dễ mắc phải. Đặc biệt là thói quen ăn vặt, ăn những hàng quán vỉa hè hay ăn những thực phẩm chưa được nấu chín. Những đồ ăn này rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sán, … khi vào trong cơ thể sẽ tích tụ và gây bệnh.
- Do thay đổi chế độ ăn uống:
Vì muốn con sau này ra đời phát triển khỏe mạnh nên nhiều bà mẹ liên tục thay đổi chế độ ăn uống nhằm có thể cung cấp đầy đủ những chất thiết yếu nhất cho thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết rằng việc thay đổi liên tục như vậy sẽ khích bộ máy tiêu hóa không thích nghi kịp có thể khiến đau bụng hoặc tiêu chảy. Đặc biệt là những thức ăn có nhiều chất đạm, chất béo, đồ ngọt.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp đặc biệt, trước đây ăn những thực phẩm không có hiện tượng bất thường nhưng khi mang thai ăn lại thì lại không phù hợp để cơ thể hấp thu vào. Điển hình là việc uống sữa bị tiêu chảy.
- Ngộ độc thực phẩm:
Không loại trừ khả năng bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối là do ngộ độc thực phẩm. Dạng phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm ở bà bầu là do vi khuẩn Listeria, E.coli và Salmonella gây ra. Đây là một nguyên nhân nguy hiểm có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu, mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng.
- Thay đổi nội tiết tố:
Sự gia tăng lượng hoormone như Strogen, Progesterone và Gonadotropin trong thai kì có thể gây rối loạn hoạt động co bóp của các cơ trơn trong đường ống tiêu hóa. Chúng có thể gây buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy. Tuy nhiên, chỉ một số ít mới có hiện tượng này.
- Dùng thuốc chữa bệnh:
Trong thời gian mang thai thì khả năng mẹ bầu có thể mắc một số căn bệnh lặt vặt. Thay vì đi khám thì mẹ lại tự mua thuốc về uống. Kết quả là bị đau bụng tiêu chảy và nhiều tác dụng phụ khác. Theo các bác sĩ thì những loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc trung hòa axit dạ dày, thuốc chứa magiê có khả năng gây tiêu chảy cho bà bầu cao nhất.
- Uống vitamin tiền sản:
Thói quen uống vitamin trước khi sinh được đánh giá là tốt cho sức khỏe cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn tự mua các loại vitamin về uống mà không có sự chỉ dẫn trực tiếp từ bác sĩ thì nguy cơ bị tiêu chảy và khó chịu cho dạ dày là rất cao.
- Mắc các bệnh lý nội khoa:
Hiện tượng đau bụng đi ngoài ở bà bầu có thể là dấu hiệu cảnh báo các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, bệnh viêm đại tràng, Crohn hay hội chứng ruột kích thích.
- Chuyển dạ:
Khi có cảm giác tiêu chảy đi ngoài kéo dài 1 – 2 ngày kèm theo các triệu chứng co thắt kéo dài thì không có gì đáng lo ngại cả. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn sắp chuyển dạ để sinh em bé.
Cách xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy 3 tháng cuối?
Trước tiên, mẹ bầu cần bình tĩnh quan sát ghi nhận lại những biểu hiện đi kèm thay vì lo lắng quá mức sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Sau đó, thực hiện các cách xử lý mà chúng tôi hướng dẫn sau đây:
+ Thứ nhất, bổ sung nước cho cơ thể. Khi tiêu chảy liên tục trong ngày thì cơ thể mất rất nhiều chất lỏng, muối, đường và khoáng chất. Để bù đắp lại thì bạn nên uống thật nhiều nước lọc. Uống Oresol để bù nước nhanh hơn, mỗi ngày pha 4 – 5 gói để uống. Khi pha phải đúng liều lượng, không được pha đặc quá, sẽ nguy hiểm. Hoặc có thể sử dụng một số loại men tiêu hóa của trẻ sơ sinh vì trong đó có rất nhiều lợi khuẩn cho ruột và giảm tiêu chảy nhanh chóng.
+ Thứ hai, nếu quan sát thấy phân gặp các vấn đề như không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng, chảy máu, chất nhày xanh hoặc phân đen và kéo dài quá 2 ngày bạn cần đi tới bệnh viện để gặp bác sĩ.
+ Thứ ba, không được tự ý đi mua thuốc về uống hoặc dùng các thuốc do người khác mách bảo. Bà bầu cần tránh xa các loại thuốc tây để không ảnh hưởng đến thai nhi.
+ Thứ tư, cần chú ý tới vấn đề ăn uống để không khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn:
- Chia nhỏ bữa ăn thành 6 – 7 bữa trong ngày, ăn vừa đủ no và thức ăn dễ tiêu hóa. Ví dụ như các món cháo, cà rốt nấu chín, bánh quy, bí nấu chín, bột yến mạch…
- Chế biến thức ăn cần lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, nấu chín trước khi ăn.
- Không ăn trái cây khô, món ăn có nhiều muối và đường, sữa, rau sống, gỏi, tiết canh, thịt tái sống, cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm từng gây đau bụng, tiêu chảy cho bạn.
- Không ăn các loại thức ăn có dấu hiệu ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu.
- Không uống các loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có ga…
- Sau bữa ăn 30 phút thì có thể bổ sung sữa chua không đường, mỗi ngày 2 – 3 hộp.
+ Thứ năm, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Triệu chứng tiêu chảy khiến mẹ bầu không dễ chịu một chút nào nên dễ mệt mỏi, cáu gắt. Vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.
Trên đây là một số thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hi vọng mẹ bầu sẽ biết cách xử lý để không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chúc bạn vui!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!