Cách phân biệt đại tràng và trực tràng

Đại tràng và trực tràng là hai bộ phận nằm cuối của đường ruột nên khi mắc bệnh sẽ có rất nhiều điểm tương đồng với nhau. Chính vì thế, bạn cần biết cách phân biệt đại tràng và trực tràng để nhận diện đúng căn bệnh mà mình đang mắc phải.

Vị trí của đại tràng và trực tràng trong ống tiêu hóa

Cách phân biệt đại tràng và trực tràng

1. Về khái niệm

Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già, đây là một bộ phận của ống tiêu hóa nằm áp cuối nối liền với ống hậu môn. Ở người trưởng thành thì đại tràng dài 1,5m; một số người có thể dài tới 1,9m. So với ruột non thì chiều dài của đại tràng ngắn hơn rất nhiều, còn diện tích thì lại gấp nhiều lần ruột non. Cấu tạo của đại tràng gồm có: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

Trực tràng là bộ phận cuối của đại tràng và cũng là cầu nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Chiều dài trung bình của trực tràng khoảng 11-15cm. Vị trí trực tràng của nam giới nằm sau bàng quang, còn ở phụ nữ trực tràng nằm sau tử cung.

2. Về chức năng

– Chức năng của đại tràng gồm có:

  • Thứ nhất, tiếp nhận và hấp thu các thức ăn chưa được tiêu hóa hết tại ruột non một cách triệt để. Sau đó, chuyển các chất dinh dưỡng hấp thu được vào máu và cung cấp cho cơ thể.
  • Thứ hai, tạo môi trường kiềm để phân hủy hết một số thành phần không thể tiêu hóa bởi môi trường acid trong dạ dày và ruột non.
  • Thứ ba, hấp thu nước để đưa vào thận, cô đặc thức ăn đã tiêu hóa thành phân. Khi chức năng của đại tràng gặp vấn đề thì khiến chúng ta đi vệ sinh bị táo bón hoặc tiêu chảy.

– Chức năng chính của trực tràng là chứa đựng và đảo thải phân ra ngoài. Khi đi đại tiện thì trực tràng sẽ giúp tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân đi ra ngoài một cách dễ dàng.

3. Về triệu chứng của bệnh

Đau bụng xuất hiện ở cả bệnh đại tràng và trực tràng

– Đại tràng khi gặp vấn đề thường có những triệu chứng sau:

+ Đau bụng: Đau bụng là triệu chứng điển hình nhất của các bệnh lý về đường tiêu hóa, trong đó có bệnh viêm đại tràng.  Vị trí đau bụng thường là vùng bụng phía dưới như vùng hố chậu hai bên, vùng hạ sườn bên phải hoặc bên trái hoặc cũng có khi cơn đau lan dọc theo khung đại tràng.

Cơn đau ban đầu chỉ âm ỉ nhưng đôi khi lại đau quặn đột ngột kéo dài từng cơn ở khắp vùng bụng dưới rốn. Một số người mắc bệnh ở đại tràng ngang thường có các đau xuất hiện ở vùng thượng vị, cảm thấy nóng rát ở phần mũi xương ức kèm theo tình trạng buồn nôn và ợ chua. Khi bụng đói, ăn quá no hay thức khuya thì cơn đau sẽ gia tăng về cường độ và tính chất.

+ Đi ngoài ra máu: Các bệnh về đại tràng cũng có thể gây đi ngoài ra máu nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

+ Rối loạn đại tiện: Người bệnh lúc bị táo bón, lúc tiêu chảy hoặc táo lỏng xen kẽ. Quan sát phân sẽ thấy chất nhầy và máu, thường xuyên có cảm giác mót rặn, nhiều lúc muốn đi ngoài mà không đi được, đi cầu xong có cảm giác còn sót phân.

+ Các triệu chứng khác: chướng bụng, ăn uống không tiêu, chán ăn, sút cân, sốt nhẹ.

– Trực tràng khi gặp vấn đề thường có những triệu chứng sau:

+ Đau bụng: Đây là nguyên nhân xuất hiện sớm nhất khi mắc các bệnh ở trực tràng. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng hậu môn.

+ Đi ngoài ra máu: Khi đi đại tiện thì bệnh nhân sẽ thấy máu dính ở phân có kèm với chất nhầy như nước mũi. Máu có thể là màu đỏ tươi hoặc màu đỏ sẫm.

+ Rối loạn đại tiện: Người bệnh có thể mắc táo bón, tiêu chảy hoặc lẫn lộn cả táo bón và tiêu chảy. Thời gian thường kéo dài từ một tuần đến vài chục ngày. Sau khi đi đại tiện vẫn có cảm giác mót rặn nhưng không đi ngoài được.

+ Triệu chứng khác: có thể sốt hoặc không sốt.

4. Các bệnh lý liên quan

– Các bệnh đại tràng thường gặp đó là viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng giả mạc, ung thư đại tràng.

– Các bệnh về trực tràng: nhiễm trùng Shigella, Shalmonella…., nhiễm lỵ amip ở trực tràng, bệnh polyp trực tràng lành tính hoặc ác tính, viêm loét trực tràng, sa. trực tràng, thủng trực tràng, bệnh Crohn, bệnh ung thư trực tràng, bệnh lậu và các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bình luận

Cách phân biệt đại tràng và trực tràng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hỗ trợ
Bạn cần tư vấn?

Tin mới

“Hồi chuông cảnh tỉnh” những ai DỬNG DƯNG trước triệu chứng BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG

Tiêu thực Phục tràng hoàn – Bài thuốc đặc trị viêm đại tràng từ công thức bí truyền của người Tày

Giải Pháp Đẩy Lùi Viêm Đại Tràng Co Thắt Hiệu Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khắc phục Hội chứng ruột kích thích với giải pháp hiệu quả cùng chuyên gia

[PHÓNG SỰ] Đi ngoài khó kiểm soát – Nỗi khổ do bệnh viêm đại tràng gây nên

[Phân tích bài thuốc] – Tiêu thực Phục tràng hoàn có tốt không?

3 Phương pháp chữa viêm đại tràng phổ biến nhất hiện nay: Lựa chọn nào mới thực sự hiệu quả?

Làm thế nào để ĐẨY LÙI viêm đại tràng AN TOÀN và HIỆU QUẢ? – Chuyên gia tư vấn

Bệnh nhân Hội chứng Ruột kích thích: “Cám ơn Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp tôi chiến thắng cơn ác mộng sức khỏe!”

Dấu hiệu ung thư đại tràng: Cảnh giác từ viêm, đau đại tràng mãn tính

Ẩn