Thấy trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có sao không?
Những người lần đầu tiên làm mẹ khi thấy con đi ngoài ra chất nhầy màu vàng không biết là con có làm sao không, đang mắc bệnh gì. Để giải đáp vấn đề này thì những bà mẹ không nên bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
Chị Thu Trang (36 tuổi, Quận 8) có gửi thắc mắc với chuyên mục rằng: Con của chị mới 10 tháng tuổi hiện đang bú sữa mẹ và ăn sữa công thức ngoài. Không hiểu sao khoảng 1 tuần trở lại đây bé toàn đi ngoài ra chất lỏng màu vàng hoa cà hoa cải và phân bị sủi bọt. Mỗi ngày bé đi ngoài từ 1 đến 2 lần có hôm đến 4 đến 5 lần. Chuyên mục cho em hỏi hiện tượng của bé như vậy có sao không. Mong chuyên mục cho em lời khuyên, cảm ơn rất nhiều.
TƯ VẤN THẮC MẮC:
Trẻ đi ngoài ra chất nhầy màu vàng có sao không?
Chào chị Thùy Trang! Phân của trẻ sau khi sinh có nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc của phân là những dấu hiệu riêng biệt về tình trạng sức khỏe của bé. Nếu thấy một lượng lớn chất nhầy có lẫn trong phân thì đây không phải là dấu hiệu bình thường, bố mẹ nên quan sát thật kỹ để có hướng điều trị thích hợp. Một vài ngày sau khi triệu chứng xuất hiện mà không thấy giảm bớt thì có thể khẳng định rằng sức khỏe của bé đang có vấn đề và bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.
Trường hợp con của chị Trang đã diễn ra vài ngày thì có khả năng bé bị rối loạn tiêu hóa. Để biết chính xác thì chị nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện lớn để nhờ bác sĩ tư vấn. Không nên kéo dài hiện tượng này vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nên làm gì khi bé đi ngoài ra chất lỏng màu vàng?
Chị nên biết cách chăm sóc bé tại nhà một cách đúng đắn trẻ sẽ tránh được nguy hiểm, mau lành bệnh và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Cụ thể như sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước
Khi bé bị tiêu chảy thì lượng nước trong cơ thể sẽ mất đi khá nhiều. Do đó, bé cần được cung cấp nhiều nước để bù lại lượng dịch đã mất trước đó. Bình thường, bé sau khi đi tiêu thì cần được cung cấp nước ngay. Sữa mẹ là loại nước tốt nhất mà các mẹ nên cho con uống, nên cho bé bú càng nhiều càng tốt và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn. Nếu con đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần sữa mẹ và nước lọc đã đun sôi là đủ.
Nếu mẹ muốn tăng cường thêm nước cho con thì có thể cho trẻ uống nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi.
Mẹ tuyệt đối không cho bé uống các loại nước giải khát, nước ép trái cây có vị ngọt vì chúng sẽ làm bệnh tình xấu hơn. Nếu trẻ quá thèm thì chỉ nên pha một ít nhưng để loãng và cho uống từ từ. Trẻ mà có lỡ bị ói thì nên ngưng một thời gian và lấy tay vuốt cổ họng rồi mới cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.
Cuối cùng, sử dụng dung dịch điện giải Oresol. Dung dịch này thường được dùng để chữa mất nước do tiêu chảy ở mọi đối tượng, rất an toàn và không cần bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, cách pha dung dịch này rất quan trọng quyết định tới hiệu quả. Bạn cần phải tuyệt đối tuân theo hướng dẫn về cách pha, cách sử dụng được ghi rõ trên tờ giấy có trong hộp thuốc. Để ngừa mất nước thì bạn chỉ cho trẻ uống dung dịch này sau một lần trẻ đi tiêu lỏng, uống xen kẽ với nước sôi để nguội hoặc các loại nước khác đã trình bày ở trên.
- Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn hằng ngày
Chế độ ăn thích hợp cho trẻ bị đi ngoài ra chất nhầy màu vàng cần đủ dưỡng chất và cân đối giữa sữa, thức ăn đặc, hợp với lứa tuổi. Nhìn chung khi bé đi phân lỏng thì chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc và sữa đều bị tổn thương không ít thì nhiều. Nếu cho bé ăn một loại thức ăn quá nhiều thì cũng sẽ làm “quá tải” phần ruột này.
Ở một số trẻ không hấp thu được latose nên khi uống sữa sẽ làm tổn thương phần ruột chịu trách nhiệm tiêu hóa sữa và gây đi ngoài ra chất nhầy màu vàng. Lúc này bé nên ăn nhiều sữa đặc hoặc chuyển sang sữa có ít hoặc không có đường latose. Bạn có thể nhận ra điều này nếu bé bị tiêu chảy sau khi dùng sữa, phân thường tóe nước, có màu vàng, mùi chua và hăm đỏ da ở vùng hậu môn. Chỉ có rất ít trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định đổi loại sữa đặc biệt và hiếm khi phải dùng loại sữa này quá 10 ngày.
Nếu trẻ còn bú sữa mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi lần bú lâu hơn. Chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa, tốt nhất là thêm 2 bữa ăn so với những ngày không bị bệnh. Khi ăn uống cần chậm rãi, để bé nuốt hết rồi mới đút thêm. Khi trẻ bú sữa bằng bình thì nên dùng muỗng đút chậm thay vì để trẻ tự bú.
Thức ăn cho bé cần được nấu nhừ và thêm các loại trái cây giàu chất xơ như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu. Các thức ăn hằng ngày mà trẻ hay ăn trước đây có thể tiếp tục sử dụng nếu thấy phù hợp. Mẹ không nên để trẻ nhịn đói nhằm hạn chế tình trạng đi tiêu lỏng. Trên thực tế dù trẻ luôn đi ngoài ra chất lỏng màu vàng nhưng vẫn hấp thu được ít nhất 70% chất dinh dưỡng. Do đó, mẹ nên từ bỏ suy nghĩ sai lầm này. Mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ để có sức mà lo cho trẻ.
- Thường xuyên vận động cho trẻ
Vận động không chỉ người lớn mới quan trọng mà ngay cả trẻ nhỏ cũng rất cần thiết. Thường xuyên vận động sẽ giúp bé hoạt bát hơn, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé mau lớn hơn. Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều khuyên rằng trẻ từ 2 tuổi trở lên nên vận động khoảng 1 tiếng 1 ngày với những bài tập vừa sức với từng bé. Phụ huynh hãy tạo điều kiện để con em mình được vận động ở mức độ vừa phải vào các giai đoạn khác nhau trong ngày.
Để trẻ có thể duy trì được thói quen này thì bố hoặc mẹ hãy đóng vai trò là người đồng môn để cùng chơi, cùng tập với chúng. Khi đã có một thói quen thì con bạn sẽ tự giác thực hiện.
Một số thông tin chúng tôi vừa gửi tới chị hi vọng sẽ giúp ích được phần nào. Chúc gia đình bạn luôn khỏe mạnh.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!